Những lưu ý cần nhớ trước khi đi khám sức khỏe sinh sản

Thứ Năm, 29/08/2019 09:24 AM (GMT+7)

Một số lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản dưới đây sẽ giúp các cặp đôi chuẩn bị khám tốt nhất, tránh mất thời gian.

kham-suc-khoe-sinh-san-cho-nam-va-nu

1. Khám sức khỏe sinh sản gồm những gì?

Theo bác sĩ các cặp đôi nên có kế hoạch khám trước khi cưới khoảng 3 - 6 tháng. Khám sức khỏe sinh sản thường bao gồm:

Khám sức khỏe tổng quát

Xét nghiệm mẫu máu: Tổng phân tích tế bào máu; Xác định nhóm máu ABO, Rh; Sinh hóa máu (Glucose, GOT, GPT, Ure, Creatini, Cholesterol, Triglycerid)

Tổng phân tích nước tiểu

Xét nghiệm HIV, HBsAg

Khám phụ khoa, nam khoa

Xét nghiệm dịch âm đạo

Xét nghiệm dịch niệu đạo

Tinh dịch đồ

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm vú

Siêu âm tinh hoàn

Nội tiết tố sinh dục

Sàng lọc gen, sàng lọc di truyền.

Kết quả khám và xét nghiệm cho phép cặp đôi nhìn nhận rõ nhất về tình trạng của mình. Trường hợp có bệnh cần điều trị, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sinh sản.

Ngoài ra, nếu có những bệnh nhẹ hoặc vấn đề cần lưu ý khác, bác sĩ cũng sẽ tư vấn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ hoặc nam giới để chắc chắn rằng vấn đề của ba mẹ không làm ảnh hưởng đến đứa trẻ sinh ra trong tương lai.

2. Lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản

Do việc khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm cả việc khám tổng thể, khám phụ khoa, nam khoa cũng như việc kiểm tra, xét nghiệm nên trước khi đi khám các cặp đôi cần lưu ý:

Mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, bảo hiểm,.... Thực tế, ở các bệnh viện, buổi sáng thường gặp tình trạng đông đúc, quá tải, do đó, người đi khám nên chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết để được khám sớm, tránh mất thời gian cũng như chờ đợi.

Xét nghiệm máu: Thực tế, một số xét nghiệm không bắt buộc phải nhịn ăn. Tuy nhiên, đa phần các xét nghiệm quan trọng như xét nghiệm glucose máu, Test Triglyceride, Xét nghiệm cholesterol,...đều có yêu cầu nhịn ăn trước thời điểm lấy máu khoảng 10 tiếng. Tốt nhất, mẫu máu nên được lấy vào buổi sáng, khi chưa ăn uống. Ngoài ra thì có thể uống nước lọc.

Trước khi siêu âm bụng đặc biệt là siêu âm phần phụ, tuyến tiền liệt, bạn sẽ phải uống thật nhiều nước rồi nhịn đi tiểu khoảng 1 tiếng sau đó mới làm siêu âm. Bởi khi bàng quang đầy sẽ tạo môi trường truyền âm thuận lợi cho sóng siêu âm.

Với phụ nữ, kiểm tra nước tiểu, phân và phiến đồ âm đạo, cổ tử cung nên được tiến hành ít nhất 5 ngày trước kỳ kinh tới hoặc 5 ngày sau kỳ kinh trước. Không nên đi khám khi đang đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang đặt thuốc âm đạo,...

Kiêng quan hệ tình dục, không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn đối với cả nam và nữ.

Để thoải mái và thuận tiện khi thăm khám. Tránh mặc quần bò quá chật, mặc váy liền thân.

Với bệnh nhân tiểu đường: Không được dùng thuốc hoặc insulin vào buổi sáng khi đến khám.

Với bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp: thì vẫn dùng theo đơn hàng ngày.

Duyen

Cùng chuyên mục

Khám sức khỏe tiền hôn nhân, việc cần thiết trước khi kết hôn

Nhiều bạn trẻ bỏ qua việc cần thiết là khám sức khỏe trước khi kết hôn. Khám sức khỏe đảm tiền hôn nhân...

Tọa đàm "Để con yêu khỏe mạnh chào đời"

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ và khi mang thai hay sinh nở thì sức khỏe cũng như sự an toàn...

Bệnh trĩ có gây vô sinh không?

Bệnh trĩ là bệnh lý trực tràng mà hiện nay nhiều người đang gặp phải. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm...

Bệnh lậu có gây vô sinh không?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh...