Những mối nguy từ bệnh quai bị ở trẻ em và cách chữa trị

Thứ Hai, 11/02/2019 07:17 PM (GMT+7)

Quai bị là một bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa xuân và mùa hè. Được liệt vào danh mục những bệnh nhẹ và dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có cách chăm sóc trẻ đúng đắn thì bệnh sẽ biến chứng khá nghiêm trọng.

Empty

Biến chứng của bệnh quai bị

Ở độ tuổi đang đi học trẻ thường dễ mắc bệnh quai bị nhất. Đối với người lớn thì bệnh được liệt vào danh sách nguy hiểm nhưng đối với trẻ em thì mức độ nhẹ hơn. Mối nguy nào từ những biến chứng của bệnh quai bị:

Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn và triệu chứng tinh hoàn sưng to và đau, mào tinh hoàn trở nên căng phù. Khoảng 50% số tinh hoàn sẽ bị teo, giảm tinh trùng và dẫn đến vô sinh sau khi bị viêm kèm theo sốt từ 3-7 ngày. Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở nam giới bị quai bị sau tuổi dậy thì.

Nhồi máu phổi: đây là hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến do bị viêm tinh hoàn gây nên khiến phổi thiếu máu và có thể dẫn đến hoại tử mô.

Với nữ giới sau tuổi dậy thì mắc quai bị có thể dẫn đến viêm buồng trứng, nhưng hiếm khi dẫn đến vô sinh. Nhưng với phụ nữ có thai, quai bị đặc biệt nguy hiểm khi nếu mẹ bị trong 3 tháng đầu thì khả năng cao sẽ sảy thai hay con bị dị dạng. Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ thì có thể sinh non hay chết lưu.

Viêm tụy: tỉ lệ của biến chứng này khoảng 3-7% với các triệu chứng như đau bụng nhiều, buồn nôn hay tụt huyết áp.

Viêm não với các triệu chứng: tính tình thay đổi, bứt rứt, co giật, rối loạn thị giác, đầu to, tổn thương dây thần kinh sọ não dẫn đến điếc, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh. Những biến chứng này có xác suất 0,5%.

Một số biến chứng khác có thể gặp phải như bị viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, viêm thần kinh thị giác, viêm thanh khí phế quản, xuất huyết do giảm tiểu cầu đều không thể bỏ qua.

Quai bị vẫn được coi là bệnh nhẹ và không một ai quá lo lắng khi chẳng may trẻ mắc phải căn bệnh này. Nhưng nếu không điều trị đúng cách thì bệnh hoàn toàn có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

Empty

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bệnh, mẹ nên đưa trẻ tới trạm y tế hay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất. Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh kịp thời và đưa ra cách chữa trị hiệu quả. Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, những mẹo sau có thể cộng hưởng làm cho triệu chứng của bé được thuyên giảm.

Đầu tiên, mẹ nên cách ly trẻ không cho trẻ tới những nơi công cộng vì dễ lây bệnh cho người khác. Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, không đùa giỡn quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ đặc biệt là tinh hoàn ở bé trai.

Tiếp theo, mẹ cần hạ sốt và giảm đau đầu cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt và chữa đau đầu với hàm lượng 1kg thể trọng/1mg paracetamol có vị cam hay chanh cho bé dễ uống. Nếu bé sốt mà chưa đến cử uống thuốc, mẹ có thể chườm lạnh bằng miếng dán hạ sốt.

Ccas mẹ đừng nên coi thường bệnh quai bị ở trẻ. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, các mẹ nên cho trẻ đi khám định kỳ và tiêm vacxin phòng bệnh đúng liều lượng để trẻ yêu luôn khỏe mạnh nhé!

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...