Những nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng Down

Thứ Hai, 21/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Hội chứng Down là một căn bệnh di truyền ngày càng có xu hướng gia tăng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay. Căn bệnh này thường gây nên chậm phát triển về thần kinh và những bất thường về phát triển khác trên cơ thể. Dạng bệnh dẫn đến chậm phát triển tâm thần hay nói cách khác là thiểu năng trí tuệ này không những khiến cho bệnh nhân trở nên ngờ nghệch và hầu như không có khả năng tiếp thu, học hành mà còn trở thành một gánh năng lớn cho xã hội. Trên thực tế có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến hội chứng Down ở trẻ nhỏ.

Đôi nét về hội chứng Down ở trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hội chứng Down là một căn bệnh khó để có thể chữa dứt điểm hoàn toàn.

Một số biểu hiện thường rất rõ rệt ở những trẻ nhỏ mắc hội chứng Down có thể kể đến như: đầu ngắn và bé, mặt dẹt, khuôn mặt trông có vẻ ngốc nghếch, tai dị thường, mũi nhỏ và tẹt, lưỡi quá to so với miệng nên thường lè ra, cổ ngắn, nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy trong lòng đen của mắt có nhiều chấm trắng, chân tay ngắn, …

Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến hội chứng Down?

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Down về lí thuyết có thể nói rằng: thông thừng mỗi một đứa trẻ khi sinh ra sẽ có đủ 46 nhiễm sắc thể chia thành 23 cặp nhiễm sắc thể như người bình thường. Các nhiễm sắc thể này sẽ mang các gen quy định hình thành nên sự phát triển và hoàn thiện cơ thể của bé ngay từ khi bé còn ở trong bụng mẹ. Trong 23 cặp nhiễm sắc thể đó sẽ có một cặp là cặp nhiễm sắc thể giới tính, 22 cặp nhiễm sắc thể còn lại sẽ được quy định và đánh số từ 1 đến 22. Nhưng ở nhiễm sắc thể thứ 21 của trẻ mắc hội chứng Down thì có xảy ra những rối loạn bất thường.

Ngoài việc theo các nguyên nhân y khoa thì một số những nguyên nhân bên ngoài tác động cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh Down như:

- Các bố mẹ bị nhiễm sắc thể chuyển đoạn. Trường hợp này khi sinh con, bố mẹ sẽ truyền gen mang nhiễm sắc thể chuyển đoạn này cho đứa trẻ và gây nên nhiễm sắc thể dị thường. Chính điều đó có thể gây nên hội chứng Down ở trẻ nhỏ.

– Người mẹ đã có tuổi khi mang thai. Theo các kết quả nghiên cứu, người mẹ càng lớn tuổi thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc  bệnh Down càng cao. Cụ thể, những bà mẹ trên 35 tuổi khi sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh hội chứng down với tỷ lệ là cứ 385 lần mang thai sẽ có 1 mẹ bầu có con mắc hội chứng này. Tuy nhiên khi mẹ bầu mang thai ở tuổi 45 nguy cơ con bị mắc bệnh down sẽ là 1 trong 30 lần mang thai

– Đặc biệt việc người mẹ đã có những đứa con đầu tiên mắc bệnh Down thì những con tiếp theo có nguy cơ mắc bệnh là rất cao lên đến  0,7/100.

Có thể nói những đứa trẻ sinh ra đã mắc hội chứng Down thường gặp những vấn đề về phát triển chậm hơn trẻ bình thường. Vì vậy việc rèn luyện thể chất cơ thể và học hỏi những tiếp thu bên ngoài là công việc cả đời. Tuy nhiên nếu được tham gia vào chương trình can thiệp sớm càng sớm thì trẻ sẽ càng có nhiều cơ hội để phát triển cũng như sống hòa nhập, có ích cho xã hội.

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...