Những sai lầm cần tránh khi cho bé ăn sữa chua

Thứ Bảy, 14/09/2019 03:30 PM (GMT+7)

Sữa chua là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá, giúp bé phát triển thể chất, tăng cường chức năng đường ruột và sức đề kháng.Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cho bé ăn sữa chua đúng cách để phát huy hết được những công dụng tuyệt vời của món ăn này.

Sữa chua là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá, giúp bé phát triển thể chất, tăng cường chức năng đường ruột và sức đề kháng. Bé 6 tháng tuổi trở lên là đã bắt đầu có thể ăn được sữa chua.

Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cho bé ăn sữa chua đúng cách để phát huy hết được những công dụng tuyệt vời của món ăn này.

Dưới đây là những quan niệm sai lầm cần tránh để món sữa chua của bé không bị hấp thụ một cách vô ích.

Ăn sữa chua gần lúc uống thuốc kháng sinh

sua-chua 3

Để sữa chua phát huy tác dụng tối đa, không nên cho trẻ ăn sữa chua kết hợp hoặc gần với lúc trẻ uống một số loại thuốc kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin,... vì các loại thuốc này sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn trong sữa chua.

Hâm nóng sữa chua trước khi ăn

Rất nhiều mẹ có thói quen hâm nóng sữa chua trước khi cho con ăn để phòng ngừa bị viêm họng. Tuy nhiên, cách làm này đã vô tình giết chết hàng loạt lợi khuẩn trong sữa chua – vốn chỉ ưa môi trường lạnh. Nếu sợ con ăn sữa chua quá lạnh, mẹ có thể để sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 30-45 phút trước khi sử dụng.

Cho bé ăn sữa chua người lớn

be-an-sua-chua

Giai đoạn mới tập ăn, các bé sẽ cần một một loại sữa chua được làm từ sữa công thức và phải đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ dị ứng. Sữa chua dành cho trẻ con sẽ là lựa chọn thích hợp hơn cho sự phát triển và sức khỏe của các bé.

Mẹ không nên cho trẻ ăn sữa chua người lớn bởi sữa chua dành cho người lớn thường có công thức ít béo hoặc giảm ngọt và nên không phải là sự lựa chọn tốt cho các bé.

Mẹ nên cho bé ăn các loại sữa chua nguyên chất, vì nó có chứa hàm lượng chất béo cao, có nhiều dinh dưỡng hơn so với sữa chua hoa quả. Sữa chua trắng chứa gấp đôi protein, canxi tốt cho quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển về khả năng nhận thức.

Ăn sữa chua để ngăn đá

Nhiều mẹ lại có thói quen chiều con nhỏ, cho trẻ ăn món sữa chua để trên ngăn đá đã đông cứng mà không biết rằng, nhiệt độ quá lạnh cũng không thích hợp cho các lợi khuẩn trong sữa chua sinh sống. Do đó, khi mua sữa chua về, mẹ nên trữ ở ngăn mát của tủ lạnh để món ăn giữ được nhiệt độ thích hợp.

Ăn sữa chua trước bữa ăn

Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Nhưng điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt. Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc… khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

Trước khi đi ngủ cũng là lúc thích hợp vì ăn sữa chua lúc này không chỉ giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon.

Sữa chua hoa quả tốt hơn sữa chua thường

Nếu mẹ muốn tăng thêm hương vị đậm đà cho món sữa chua của bé, hãy mua trái cây để dầm vào sữa chua hơn là mua loại sữa chua hoa quả bán sẵn. Hầu hết các loại sữa chua hoa quả đóng hộp đều đã qua xử lí, không những thành phần dinh dưỡng bị giảm sút mà còn bị thêm vào nhiều loại hương liệu, phụ gia không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Pha trộn thêm sữa bột vào sữa chua

Khi cho trẻ ăn sữa chua trắng, một số bé sẽ cảm thấy chua, mẹ liền tăng thêm vị ngọt bằng cách trộn sữa bột vào. Nhiều chị em nghĩ rằng như vậy thì càng làm tăng chất dinh dưỡng. Thực tế chị em không nên làm cách này vì sữa bột không đủ lượng nước để hòa tan sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thu.

Sữa chua càng đặc càng tốt

Nhiều mẹ tin rằng sữa chua càng đặc thì càng nhiều chất bổ. Tuy nhiên, sữa chua đặc thường là do được thêm nhiều chất phụ gia như bột hydroxypropyl, pectin và gelatin – những chất không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là mẹ nên làm sữa chua tại nhà cho bé.

Ăn sữa chua cho đỡ đói

Ăn sữa chua mặc dù có thể giúp bé tạm thời bớt đói nhưng mẹ không nên để con ăn theo kiểu này. Khi bụng bé đang trống rỗng, độ pH trong dạ dày bé tăng cao, các vi khuẩn lactobacillus cực kì có lợi trong sữa chua có thể bị giết chết bởi axit trong dịch vị dạ dày, làm mất đi lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời của sữa chua.

Tốt nhất là mẹ nên cho con ăn sữa chua từ 1-2 giờ sau bữa ăn. Lúc này, dịch vị trong dạ dày đã loãng, độ tập trung của axit trong dạ dày đã giảm, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các vi khuẩn lactobacillus (vi khuẩn rất có lợi cho đường ruột) trong sữa chua phát triển tốt. Đặc biệt, ăn sữa chua vào buổi tối rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Lưu ý: Mẹ nhớ vệ sinh răng miệng cho bé sau khi ăn sữa chua vì vi khuẩn và các thành phần axit trong sữa chua rất dễ phá hủy răng trẻ.

Theo GĐVN

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...