789

Những sai lầm cha mẹ mắc phải khi chăm sóc con bị cảm

Thứ Ba, 12/02/2019 06:33 PM (GMT+7)

Thay đổi thời tiết đột ngột chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không tỉnh táo và cân nhắc kỹ càng thì bệnh cảm của trẻ có thể còn nặng hơn và rất lâu khỏi.

Empty

Đưa ra kết luận bệnh quá sớm

Thấy con có những dấu hiệu bất ổn như thấy con mang hiện tượng sốt, nhiệt độ lên đến 37 độ C, các mẹ sẽ cho con chườm lạnh và uống hạ sốt. Tuy nhiên thực tế thì mỗi bộ phận cơ thể người có thân nhiệt hoàn toàn khác nhau. Và thời gian đo nhiệt độ trong ngày cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả đo.

Thông thường thân nhiệt trẻ thường cao hơn người lớn nên nếu thấy trẻ hơn 37 độ C mà không kèm theo dấu hiệu gì thì không đáng lo. Chỉ khi cơ thể trẻ ở ngưỡng 38,5 độ C mới chứng tỏ trẻ đang bị sốt và cần hạ sốt càng sớm càng tốt.

Tự ý mua thuốc cho con

Một sai lầm khá phổ biến hiện nay của các bậc phụ huynh khi thấy con bị cảm là tự ý ra ngoài mua thuốc hạ sốt và giảm đau. Việc sử dụng thuốc khi không được chẩn đoán chính xác dễ phản tác dụng và khiến bác sĩ khó lòng đoán đúng bệnh. Ngoài ra còn làm cho bệnh nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây cảm lạnh và cúm

Điều trị cảm cúm cho trẻ bằng thuốc kháng sinh cũng tương tự sử dụng thuốc nhỏ mũi để điều trị bệnh đau mắt. Vì thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn, nhưng bệnh cảm lạnh và cảm cúm lại là do virus gây ra. Một loại vi trùng tinh vi và hoàn toàn khác hẳn với vi khuẩn.

Hiểu lầm này dù đã được bác sỹ giải thích nhưng vẫn có rất nhiều người nghĩ sai lệch về nó và cho con dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm. Thuốc kháng sinh không chỉ không có hiệu quả trị bệnh mà nó còn gây tác dụng phụ như tiêu chảy và ảnh hưởng đến dạ dày. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn gây bệnh có thể tiến hóa và kháng thuốc làm cơ thể dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn nặng.

Empty

Xem thường bệnh cảm cúm

Nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng những triệu chứng ho, sổ mũi, sốt, hắt hơi, chảy nước mũi hay nghẹt mũi....là bình thường tự khắc khỏi. Tuy nhiên nếu trẻ bị cảm cúm mà không được chăm sóc thì tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Đến khi bệnh biến chứng nguy hiểm mới đi tìm giải pháp thì cảm cúm ở trẻ sẽ kéo dài mãi và khó khăn điều trị hơn.

Kiêng các đồ tanh và thực phẩm chứa nhiều chất béo

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng bị ngạt mũi, ho, sổ mũi,... cần kiêng các đồ tanh như cá, tôm, cua và thực phẩm chứa nhiều chất béo. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Khi trẻ bị cảm cúm cơ thể dễ mệt mỏi và thường chán ăn.

Cha mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cho trẻ càng mệt mỏi hơn và tạo điều kiện cho vi rút tấn công. Vì thế lúc này cha mẹ cần bổ sung dưỡng chất dồi dào cần thiết cho bé.

Nếu trẻ bị cảm cha mẹ nên bỏ đi những suy nghĩ sai làm ở trên và đưa con đến y bác sĩ để có cách chữa trị tốt nhất. Muốn bé yêu luôn khỏe mạnh thì cha mẹ đừng nên chủ quan mà hãy chăm sóc cho trẻ tốt nhất.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...