Những thủ phạm làm tái phát ung thư vùng đầu cổ sau điều trị

Thứ Tư, 24/07/2019 08:29 PM (GMT+7)

Sau khi điều trị ung thư đầu cổ, bệnh có thể tái phát bởi virus HPV, hút thuốc lá hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.

Thuốc lá

Ung thư đầu và cổ thuộc nhóm ung thư phát sinh ở mũi, lưỡi, má, họng, amidan, thanh quản, tuyến nước bọt, tuyến giáp. 

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vùng đầu cổ. Sau điều trị bệnh nhân thường được tư vấn bỏ thuốc lá hoàn toàn. Tiếp tục hút thuốc không những làm tăng khả năng tái phát và giảm thời gian sống còn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện ung thư thứ hai tại vị trí khác.

Tình trạng khô miệng, sâu răng, tổn thương niêm mạc sau xạ trị sẽ trầm trọng hơn nếu bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá. Nghiện hút kèm nghiện rượu sẽ làm giảm thời gian sống còn của bệnh nhân trầm trọng hơn.

thuocla

Virut HPV

Nhiễm HPV có thể gây ung thư vùng đầu cổ, đặc biệt là ung thư miệng hầu. Ung thư có liên quan HPV tiên lượng tốt hơn loại không liên quan HPV, khoảng 20% bệnh nhân sẽ bị tái phát và tử vong trong vòng 5 năm đầu sau điều trị. 

Một số nghiên cứu chứng minh DNA của HPV-16 tiếp tục hiện diện trong vùng miệng hầu là yếu tố gây tái phát bệnh. Có thể xác định HPV còn tồn tại sau điều trị hay không bằng xét nghiệm tìm DNA của HPV trong nước súc miệng bệnh nhân.

Sau điều trị tỷ lệ nhiễm HPV giảm đáng kể, có thể xuống còn 1%. Thời gian sạch nhiễm trung bình là 42 ngày. Nếu nhiễm HPV trở lại sẽ làm tăng nguy cơ tái phát và giảm thời gian sống còn. 

Điều trị ung thư xong, bệnh nhân cần giữ vệ sinh miệng thật kỹ và có thói quen tình dục lành mạnh để tránh tái nhiễm. Nếu HPV còn tồn tại dai dẳng sau điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bổ túc thêm bằng các phương pháp khác.

Tình trạng dinh dưỡng

Nhiều bệnh nhân thực hiện chế độ ăn kiêng sau điều trị là giảm chất đường, giảm đạm, đặc biệt là thịt đỏ để hạn chế tế bào ung thư quay trở lại nhưng những kinh nghiệm này được cho là thiếu căn cứ và cơ sở khoa học. 

Nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định suy dinh dưỡng trước, trong và sau điều trị sẽ có tiên lượng xấu hơn. Có tới 30-50% bệnh nhân sẽ tử vong do bệnh tái phát, tiến triển hoặc suy kiệt nặng không hồi phục. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao chất lượng sống và giảm tỷ lệ tử vong sau điều trị.

Ăn uống thiếu chất còn gây tình trạng thiếu máu, đặc trưng bằng hàm lượng Hb. Nếu Hb < 12g/dl trước xạ trị thì kết quả kiểm soát tại chỗ và sống còn toàn bộ sau xạ trị hoặc phẫu thuật sẽ rất thấp.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....