Những vấn đề về dây rốn ảnh hưởng đến thai nhi

Thứ Năm, 03/01/2019 01:27 PM (GMT+7)

Dây rốn có chức năng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mặt khác nó còn là cầu nối giữa mẹ và thai nhi. Nếu dây rối xuất hiện các dấu hiệu bất thưởng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Empty

Dây rốn là “cầu nối” giữa mẹ và thai nhi

Được biết, dây rốn là bộ phận nối giữa thai nhi và mẹ có nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng và máu đến thai nhi. Nếu may mắn, bạn sẽ được nhìn thấy dây rối của bé khi chào đời. Và cũng chỉ khoảng 1,2 tuần sau sinh là dây rốn tự rụng.

Theo các chuyên gia, ở trong bụng mẹ dây rốn chính là đồ chơi của trẻ sơ sinh. Trẻ thường nhào lộn xung quanh tử cung cùng với dây rốn. Bé thường với, kéo dây rốn. Và dây chính là nguyên nhân gây nne tình trạng dây rốn bị thắt nút trong tử cung.

Dây rốn của trẻ sơ sinh ngừng hoạt động đúng thời điểm khi bé ra khỏi bụng mẹ. Lúc này dây rốn bắt đầu co lại, dần dần ngừng đập. Trong trường hopwjmej sinh nưới nước, quãng thời gian dây rốn sống khi ra khỏi cơ thể dài hơn một chút.

Dây rốn của bé được bắt đầu từ trong cơ thể thai nhi. Khi trứng được thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai phần. Một phần phát triển thành phôi thai, phần còn lại hình thành nên nhau thai.

Sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây rốn. Nếu dây rốn hoạt động tốt, thai nhi sẽ nhận được đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện cho đến cuối thai kỳ. Nhưng nếu mẹ gặp vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của dây rốn và nhau thai.

Những vấn đề về dây rốn ảnh hưởng đến thai nhi

Empty

Dây rốn chính là sự sống của thai nhi, nó vận chuyển oxy, máu và các chất dinh dưỡng từ bánh nhau thai của mẹ đến bào thai. Ngoài ra, dây rốn còn làm nhiệm vụ giúp thai nhi thải chất thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận thai nhi có thể gặp một số vấn đề về dây rốn như:

- Dây rốn quá ngắn có thể dẫn đến bị căng quá mức hoặc co thắt lại khiến cho quá trình trao đổi chất giữa thai nhi và mẹ bị cắt đứt. Điều này rất nguy hiểm. Nhẹ thì khiến trẻ nhẹ cân, thiếu máu... nặng thì có thể gây tử vong.

- Dây rốn quá dài có thể dẫn đến tình trạng tràn hoa quấn cổ cao hơn bình thường.

- Dây rốn quấn quanh cổ: trong trường hợp này, mẹ bầu cần chú ý đến việc đi khám định kỳ và tuân thủ theo quyết định của bác sĩ đưa ra. Bởi dây rốn quấn cổ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng, oxy cho thai nhi.

- Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra khi thai khoảng hơn 38 tuần. Hiện tượng này dễ gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy.

- Xoắn dây rốn có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Ranh giới của việc xoắn dây rốn vô hại và xoắn dây rốn có hại rất khó lường.

Tất cả các vấn đề trên của dây rốn đều ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....