Nuôi dạy con trong bụng mẹ - việc nên làm để con phát triển toàn diện

Chủ Nhật, 15/11/2020 01:34 PM (GMT+7)

Thai giáo là phương pháp được nhiều các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và thực sự đã mang lại sự phát triển toàn diện cho bé.

Không thể phủ nhận được rằng thai giáo là phương pháp hữu hiệu cho bé phát triển toàn diện. Việc áp dụng thai giáo phát triển rất nhiều ở các nước phát triển và tại Việt Nam, phương pháp này cũng đang dần phổ biến. Vậy có những kiểu thai giáo nào? Lợi ích ra sao?

Phương pháp thai giáo là gì?

Thai giáo là quá trình giáo dục với các biện pháp tổng hợp được bắt đầu từ lúc mới mang thai, điều chỉnh hoàn cảnh trong và ngoài cơ thể tránh những kích thích, ảnh hưởng không tốt, mang đến cho thai nhi những ảnh hưởng có lợi, thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của thai nhi, để thai nhi có sự phát triển toàn diện và đầy đủ.

phuong-phap-thai-giao2

Có bao nhiêu phương pháp thai giáo?

Hiện nay có 2 phương pháp thai giáo chính đang được nhiều mẹ bầu áp dụng và cho kết quả tốt là:

Thai giáo gián tiếp: Là phương pháp thai giáo mà bố mẹ cần thực hiện một số tác động về mặt dinh dưỡng, tinh thần, đặc biệt cần tránh những kích thích không tốt đến người mẹ.

Thai giáo trực tiếp: Là phương pháp thai giáo mà ở đó bố mẹ sử dụng những thông tin bên ngoài trực tiếp tác động lên thai nhi, khiến thai nhi vui vẻ, hưng phấn qua đó kích thích sự phát triển tinh thần của thai nhi.

Lợi ích từ việc thai giáo cho bé

Các bộ phận của thai nhi trong bụng mẹ dần được hình thành mỗi ngày. Áp dụng phương pháp thai giáo đúng cách theo từng giai đoạn phát triển sẽ giúp kích thích toàn bộ giác quan, trẻ lớn lên sẽ phản xạ nhanh và linh hoạt hơn. Dưới đây là 6 lợi ích mà mẹ và bé nhận được khi tiến hành thai giáo:

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ . Em bé được thai giáo đúng cách sẽ thông minh hơn, chỉ số IQ tăng lên nhờ có bố mẹ giúp phát triển nhận thức sớm. Thai giáo giúp trẻ phản xạ tốt hơn. Thai giáo làm tăng chỉ số cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt sau này

Thai giáo là con đường gắn kết tình thân giữa bố mẹ và thai nhi. Tránh trầm cảm cho mẹ bầu

Nên thai giáo từ tháng thứ mấy?

Trên thực tế không có mốc thời gian cố định để bố mẹ bắt đầu quá trình thai giáo cho thai nhi. Dựa vào các cột mốc phát triển của em bé về: thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác, vị giác mà bố mẹ sẽ có chương trình thai giáo phù hợp cho từng bé.

5 cách tiến hành thai giáo giúp bé phát triển tối ưu ngay từ khi còn trong bụng mẹ 

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, các giác quan của bé đã được hình thành và phát triển khá đầy đủ. Thông qua 5 giác quan này, mẹ có thể tiến hành 5 cách thai giáo tương ứng để kích thích các giác quan của bé.

Thai giáo bằng thính giác

“Nói chuyện với mẹ bầu nhớ nhỏ nhẹ” hoặc “nói điều hay thôi vì em bé nghe thấy hết”,… điều tưởng chừng là lời nói đùa lại chính là sự thật. Thai nhi sang tuần thứ 16 đã có phản ứng với âm thanh, vào tuần thứ 24 – 25 của thai kỳ, hệ thống truyền âm thanh đã bắt đầu hoàn chỉnh. Vào khoảng mốc thời gian này, bố mẹ nên thực hiện thai giáo thính giác cho trẻ. Dưới đây là một số cách thức thông dụng được khuyên dùng mà bố mẹ có thể thử để kích thích thính giác ở thai nhi: 

Nghe nhạc với những bản nhạc nhẹ nhàng, tiết tấu chậm có thể giúp thai nhi phát triển rất tốt.

phuong-phap-thai-giao

Thường xuyên trò chuyện với thai nhi giúp hệ thần kinh của bé nhạy cảm hơn với ngôn ngữ. Bố mẹ có thể xen kẻ giữa việc trò chuyện và đọc những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích có nội dung trong sáng, nhẹ nhàng để thai nhi được phát triển toàn diện.

Khuyến khích bố nói chuyện với thai nhi. Có thể bố mẹ chưa biết, thai nhi thực sự có thể nhận ra giọng người bố của mình ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mặc dù cho thai nhi nghe nhạc là hình thức tốt cho phát triển trí não và tinh thần ở trẻ nhưng mẹ vẫn nên chú ý không để thai nhi nghe nhạc quá nhiều. Số lần và thời gian hợp lý cho thai nhi nghe nhạc vào khoảng 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 20 phút. 

Thai giáo bằng thị giác

Hình thành muộn hơn các giác quan khác, vào tuần 18 của thai kỳ thai nhi mới bắt đầu có khả năng cảm thụ ánh sáng. Thai giáo thị giác mà cụ thể là thai giáo bằng ánh sáng đúng cách có thể giúp kích thích thị giác của bé, là tiền đề vững chắc để bé có đôi mắt khỏe mạnh khi chào đời. Dưới đây là hình thức thai giáo ánh sáng đơn giản mẹ có thể thử thực hiện tại nhà. 

Bé phát triển thị giác từ tuần 26 của thai kỳ; vào tuần thứ 33 của thai kỳ, con ngươi của bé đã có thể co, giãn khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc nhìn thấy những hình ảnh lờ mờ.

Thai giáo bằng vị giác

Nằm trong danh sách những giác quan phát triển sớm nhất, vị giác của thai nhi hình thành và phát triển từ tuần thứ 13 của thai kỳ, đến tuần thứ 16, bé đã bắt đầu có gai lưỡi để cảm nhận các mùi vị khác nhau. Do vậy nếu muốn thai giáo vị giác cho thai nhi, từ lúc này mẹ cần lựa chọn những thức ăn bổ dưỡng cho cả mẹ và bé nhằm kích thích vị giác ở trẻ. Những mùi vị mẹ sử dụng hôm nay sẽ quyết định phần lớn đến sở thích về vị giác của bé khi lớn lên. 

Thai giáo bằng khứu giác

Vào tuần thứ 9 của thai kỳ, khoang mũi của bé đã được hình thành đầy đủ, các dây thần kinh kết nối khứu giác với não bộ bắt đầu làm việc từ tuần thứ 13. Theo đó, phải đến tuần thai thứ 36 khứu giác của bé mới hoàn thiện và phản ứng với mùi thông qua nước ối của mẹ. Lúc này, mẹ có thể bị nhạy cảm với mùi do nội tiết tố thay đổi. Để kích thích, phát triển khứu giác của bé, mẹ nên tìm các loại hương dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên. Ưu tiên sử dụng các mùi hương từ cỏ cây, hoa quả, mẹ có thể thử một số hương thiên nhiên tốt cho cả mẹ và bé như:

Tinh dầu bưởi: Có tác dụng lợi tiểu, chống trầm cảm Tinh dầu oải hương: Có tác dụng giảm stress, thư giãn tinh thần, cải thiện mất ngủ

Tinh dầu khuynh diệp: Có tác dụng tăng cường hệ hô hấp, chống sung huyết, chống viêm

Thai giáo bằng xúc giác

Từ tuần thứ 8 trở đi cùng với sự phát triển của thính giác và thị giác thai nhi bắt đầu cảm nhận những gì tồn tại xung quanh nhờ xúc giác đã bắt đầu phát triển. Bố mẹ nên bắt đầu các hoạt động kích thích xúc giác của trẻ như: vuốt ve, massage nhẹ nhàng âu yếm lên các cơ quan cảm nhận xúc giác của thai nhi để bé cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, từ đó các tế bào não cũng hoạt động tốt hơn, phản ứng của bé với các tác động từ bên ngoài cũng trở nên lanh lẹ hơn.

phuong-phap-thai-giao3

Hoạt động này nên diễn ra định kỳ khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút để có kết quả tốt nhất.

Ánh Thuận

Cùng chuyên mục

Khám sức khỏe tiền hôn nhân, việc cần thiết trước khi kết hôn

Nhiều bạn trẻ bỏ qua việc cần thiết là khám sức khỏe trước khi kết hôn. Khám sức khỏe đảm tiền hôn nhân...

Tọa đàm "Để con yêu khỏe mạnh chào đời"

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ và khi mang thai hay sinh nở thì sức khỏe cũng như sự an toàn...

Bệnh trĩ có gây vô sinh không?

Bệnh trĩ là bệnh lý trực tràng mà hiện nay nhiều người đang gặp phải. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm...

Bệnh lậu có gây vô sinh không?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh...