Nuốt xương cá dài 4cm, thanh niên bị thủng ruột non

Thứ Hai, 11/03/2019 08:37 PM (GMT+7)

Một thanh niên 22 tuổi ở Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội vừa phải đi cấp cứu vì hóc xương cá.

Empty

THông tin từ BV E cho biết, Khoa Ngoại tổng hợp của BV vừa phẫu thuật cấp cứu gắp mảnh xương cá dài 4 cm đâm thủng ruột non cho một bệnh nhân này.

Trước đó, theo lời kể của bệnh nhân, ngày 11/2/2018, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị. Qua thăm khám của bác sĩ khi ấn vào vùng bụng bệnh nhân có hiện tượng đau quặn.

Khai thác tiền sử, trước đó, bệnh nhân có ăn cơm suất (có cơm, rau, cá), sau ăn khoảng 3-4 giờ bệnh nhân đau bụng đột ngột vùng thượng vị, sau lan ra khắp bụng.

Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện E và được các bác sĩ chỉ định chụp CT ổ bụng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện hình ảnh khí tự do trong ổ bụng kèm theo dị vật cản quang vùng tràng tiểu khung.

BS Lương Đức Anh –Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E cho biết, sau khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu nội soi ổ bụng gắp dị vật. Dị vật được gắp ra là xương cá dài khoảng 4cm, kích thước khoảng 0.5mm, bệnh nhân cũng đồng thời được khâu lổ thủng ở vùng ruột non.

Empty

Bs. Anh cũng cho biết thêm, bệnh nhân được áp dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng, khi áp dụng phương pháp này có nhiều ưu điểm đó là phẫu thuật thủng ruột và ổ bụng rất gọn sạch, ít gây đau và sẹo, hạn chế di chứng cho bệnh nhân.

 Theo BS Đức Anh, dị vật xương cá là một trong những nguyên nhân đâm thủng đường tiêu hóa, nếu ăn uống không cẩn thận. Bởi xương cá là dị vật sắc, nhọn có thể di chuyển và gây thủng bất cứ vị trí nào trong hệ tiêu hóa, trong đó có phần ruột non.

Đối với ruột non mỏng, hẹp, nhu động nhiều hơn nên nguy cơ thủng cao gấp nhiều lần so với vị trí khác trong hệ tiêu hóa. Nếu không được phẫu thuật kịp thời ổ áp xe vỡ ra tràn vào ổ bụng sẽ gây viêm phúc mạc toàn thể dễ khiến bệnh nhân tử vong sau sốc nhiễm trùng.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu phát hiện bị hóc xương hay hóc dị vật khác, tốt nhất người dân đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không nên cố nuốt thêm thức ăn, nước hoặc chữa bằng mẹo sẽ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa khiến bệnh càng trầm trọng thêm.

Đặc biệt, khi thấy đau khu trú, thường xuyên tại một vị trí cố định trong ổ bụng, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Hiện, sau mổ bệnh nhân sức khỏe đã ổn và đang được điều trị và chăm sóc tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E và có thể xuất viện vào tuần tới.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...