Phát hiện 40.000 trẻ dị tật bẩm sinh, đình chỉ thai nghén hàng nghìn ca/ năm nhờ sàng lọc

Thứ Bảy, 29/09/2018 08:45 PM (GMT+7)

Riêng tại Hà Nội, năm 2017, qua sàng lọc trước sinh (SLTS), đã đình chỉ thai nghén 289 ca do bệnh lý và khuyết tật thai nhi. Cũng qua sàng lọc sơ sinh (SLSS), đã nghi ngờ 1.225 ca thiếu men G6PD, 49 ca suy giáp trạng bẩm sinh,121 trường hợp tim bẩm sinh…

Riêng tại Hà Nội, năm 2017, qua sàng lọc trước sinh (SLTS), đã đình chỉ thai nghén 289 ca do bệnh lý và khuyết tật thai nhi. Cũng qua sàng lọc sơ sinh (SLSS), đã nghi ngờ 1.225 ca thiếu men G6PD, 49 ca suy giáp trạng bẩm sinh,121 trường hợp tim bẩm sinh…

Theo thông tin từ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) Hà Nội, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, chiếm 1,5 – 2% số trẻ mới sinh. Số trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩm sinh khoảng hơn 1.700 trẻ.

sang-loc-truoc-sinh

Đáng chú ý, số lượng bà mẹ mang thai đến kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế khá cao nhưng nhiều người chỉ đi khám để biết con trai hay con gái, chưa mặn mà với việc khám sàng lọc, chẩn đoán dị tật thai nhi. Ngay cả việc triển khai lấy mẫu máu gót chân trẻ sau khi sinh tại các cơ sở y tế để phát hiện dị tật thường, nhiều bà mẹ cũng chưa ủng hộ vì cho rằng trẻ mới sinh còn non yếu…

Trong khi đó, những đứa trẻ sinh ra không may bị dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội cho biết, cả SLTS và SLSS đều rất cần thiết với sự phát triển của trẻ. Bởi một số bệnh nếu được phát hiện, điều trị sớm ngay từ giai đoạn bào thai và sơ sinh sẽ giúp trẻ tránh được những hậu quả nặng nề trong quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất sau này.

5_main

Tính từ đầu năm đến tháng 8-2018, tỷ lệ SLTS toàn Thành phố Hà Nội đạt 78,9%, tỷ lệ SLSS đạt 81,1%. Trong năm 2017, tỷ lệ SLTS của Hà Nội đạt 74%, qua đó đình chỉ thai nghén 289 ca do bệnh lý và khuyết tật thai nhi. Tỷ lệ SLSS đạt 83,9%, kết quả nghi ngờ 1.225 ca thiếu men G6PD, 49 ca suy giáp trạng bẩm sinh,121 trường hợp tim bẩm sinh.

Trước thực trạng đó, Hà Nội đặt mục tiêu tăng tỷ lệ SLTS và SLSS trong năm 2018, phấn đấu ít nhất 90% phụ nữ mang thai được tầm soát tối thiểu 4 loại bệnh phổ biến. Đây cũng là một trong những hoạt động để nâng cao chất lượng dân số Thủ đô theo kế hoạch Phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được UBND TP ban hành.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...