Phát hiện mẫu đất trong gia đình có 3 con tử vong nhiễm khuẩn Whitmore

Thứ Bảy, 07/12/2019 09:34 PM (GMT+7)

Vi khuẩn gây bệnh Whitmor khiến 3 đứa trẻ trong 1 gia đình tử vong đã được tìm thấy trong mẫu đất tại khu vực sinh hoạt của gia đình này. 

Chiều 7/12, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương công bố kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm hai bé dương tính với khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore. Đầu tháng 4 gia đình này có một bé gái 7 tuổi tử vong với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột chỉ sau 3 ngày sốt. Trước đó các chuyên gia đã điều tra dịch tễ và lấy mẫu đất ở gia đình này để xét nghiệm tìm nguồn gây bệnh.

"Nguồn truyền bệnh cho các cháu bé là từ đất hay nước ô nhiễm gây nên, bệnh tản phát riêng lẻ từng cá thể, không thành dịch", bác sĩ Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, xác định. 

whitemore

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, con người có thể mắc bệnh Whitmore khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei hay còn gọi là whitmore. Người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da. 

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bệnh Whitmore lây từ người sang người. 

Nhà chức trách đề nghị hệ thống kiểm soát bệnh tật địa phương tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh Whitmore, tránh biến chứng. Mọi người trong khu vực này cần thực hiện ăn chín uống sôi. Những người có vết xước ngoài da, mắc các bệnh lý mạn tính nên tránh tiếp xúc trực tiếp với đất trong quá trình sinh hoạt hàng ngày (phải đeo găng tay bảo hộ, ủng bảo hộ...).

Biểu hiện lâm sàng của bệnh gồm: Sốt với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng.

Để chủ động phòng bệnh Whitmore, người dân cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...