Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày nắng nóng

Thứ Năm, 25/04/2019 10:23 AM (GMT+7)

Bảo vệ thực phẩm mùa nắng nóng là nỗi lo của không ít bà nội trợ. Dưới đây là một số gợi ý giúp chị em bảo quản, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày hè.

Trong những ngày nhiệt độ môi trường cao, không nên để thức ăn ở ngoài quá một giờ, luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến.

Ngộ độc xảy ra bởi các vi khuẩn, virus hoặc độc tố lan truyền qua thực phẩm. Con người mắc bệnh khi ăn uống phải đồ ăn nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt. Bệnh tiến triển nặng hơn gây tiêu chảy ồ ạt dẫn đến trụy mạch, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong.             

Các triệu chứng này có thể xuất hiện sớm sau khi ăn 30 phút hoặc trễ hơn tùy theo cơ địa của mỗi người.

Theo bác sĩ Trần Thanh Ba, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già và người có hệ miễn dịch yếu dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Tác nhân gây ngộ độc

Norovirus là tác nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm, thường gặp ở rau quả.

Vi khuẩn E. coli thường có trong thịt (bò, heo) còn sống hoặc nấu chưa chín, rau quả sống và nước uống từ bể bơi.

Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột động vật. Chúng có thể nhiễm trong thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín như thịt gia cầm và trứng.

Vi khuẩn Shigella lây lan qua phân người. Bệnh có thể bùng phát giữa những trẻ nhỏ ở nhà trẻ, từ người chế biến thức ăn mà không rửa tay khi đi vệ sinh hoặc qua nguồn nước uống ô nhiễm.

Vi khuẩn Campylobacter có trong thịt gia cầm, những loại thịt sống, sữa chua tiệt trùng.

Nguyên tắc phòng ngừa

Giữ lạnh

Ngăn lạnh có thể bất hoạt hầu hết vi khuẩn gây bệnh trong thức ăn. Để thức ăn thừa và thức ăn chưa sử dụng vào tủ lạnh. 

Bình thường không nên để thức ăn bên ngoài quá 2 giờ. Ngày nắng nóng không nên để thức ăn ở ngoài quá một giờ.

Rửa sạch

Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước và sau khi chế biến thức ăn, chạm vào thực phẩm tươi sống, trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.

Rửa tất cả trái cây, rau củ dưới vòi nước đang chảy trước khi nấu, đóng gói hoặc ăn.

Rửa sạch tất cả bề mặt và vật dụng nấu ăn trước và sau khi sử dụng.

Để riêng

Không để nước từ thực phẩm sống tiếp xúc với các loại thực phẩm khác.           

Sử dụng bát đĩa cho các loại thực phẩm riêng, không để thực phẩm sống lẫn chín vào cùng một bát đĩa.

Rửa sạch thớt trước khi sử dụng cho loại thực phẩm khác.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....