Phòng té ngã ở người cao tuổi: Cẩn thận không bao giờ thừa!

Thứ Hai, 21/01/2019 07:09 PM (GMT+7)

90% trường hợp gãy xương ở người cao tuổi đều liên quan tới té ngã, nhất là người cao tuổi bị loãng xương. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho người cao tuổi trong đời sống hằng ngày là rất quan trọng.

Empty

Người cao tuổi bị loãng xương, xương rất giòn và dễ gãy, vì vậy chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến gãy xương.

Gãy xương ở người cao tuổi thường gặp là gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, xẹp đốt sống. Đây là những vị trí thường bị tác động do té ngã, do tác động lực nhiều nhất, như té ngồi, té đập mông, té chống bàn tay. Điều đó dẫn đến người cao tuổi đối mặt với giảm khả năng vận động, thời gian điều trị gãy xương ở người cao tuổi kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng như: teo cơ, cứng khớp, loét vùng tì đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu. Một số trường hợp ngã dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong.

Khi người cao tuổi bị ngã gãy xương thì quá trình hồi phục rất lâu, mang lại nhiều hậu quả cho bản thân, người nhà phải chăm sóc và còn phải gánh chịu chi phí khám chữa bệnh rất tốn kém.

Những lưu ý cần thiết phòng chống té ngã ở người già

Tăng sức cho đôi chân

Theo Hội y học vận động Hoa Kỳ (ACSM), luyện tập vừa phải, vận động vừa sức, vận động kết hợp đi bộ và thay đổi trọng tâm có tác dụng giảm nguy cơ té ngã. Luyện tập một số môn như thái cực quyền có thể phòng chống té ngã, giảm biến chứng sau té ngã.

Mặc quần áo vừa người

Quần áo quá dài hoặc quá rộng, bị sờn nhiều hoặc giày có chức năng chống trượt quá kém đều là những nguy cơ tiềm ẩn, người già nên mặc quần áo vừa vặn và mang giày vừa chân cũng như chống trượt.

Nơi hoạt động phải trống

Empty

Không gian càng đơn giản càng tốt, tốt nhất là “dẹp bỏ tất cả chướng ngại vật”, bao gồm bậc cửa, đồ đạc để lung tung, đồ nội thất, dây điện…

Nội thất phù hợp

Đối với người già, đứng lên ngồi xuống khá khó khăn, vì vậy nên không thể ngồi ghế quá thấp, quá mềm như sô pha, và tốt nhất là ghế phải có tay vịn. Để tránh ngã bị thương, những góc nhọn trên nội thất phải bọc bằng mút hoặc miếng bọc góc.

Tay vịn chắc

Người già nên cố gắng tránh leo cầu thang lên lầu, nếu leo thì cũng phải có tay vịn vững đủ lực, phải leo lên chầm chậm, tốt nhất nên lắp tay vịn ở lối đi, bồn tắm, bồn vệ sinh và bên cạnh giường.

Đủ ánh sáng

Giữ cho phạm vi hoạt động của người già đủ sáng là bước đầu tiên chống té ngã. Thế nhưng ánh sáng không được quá chói mắt, cũng phải tránh ánh sáng phát ra từ nền nhà hoặc ánh sáng phản quang của đồ nội thất để tránh gây trở ngại cho thị giác.

Nền nhà chống trượt

Nền trong nhà phải có chức năng chống trượt để giữ an toàn, đặc biệt lưu ý những khu vực có nguy cơ bị ướt (nhà vệ sinh, bếp, ngoài cửa nhà…).

Nền nhà, phòng tắm đều phải giữ khô ráo cũng như có gạch chống trượt, gạch nhựa thô, tấm lót chống thấm và mặt dưới chống trượt… lót miếng chống trượt dưới chân bồn cầu hoặc dán lớp chống trượt, bên cạnh thang lầu cũng phải có miếng trống trượt để giữ an toàn.

Chế độ ăn đầy đủ

Kết hợp với các biện pháp trên có thể là khám mắt định kỳ kiểm tra thị lực cho người già, đồng thơi lưu ý các chế độ ăn nên có đầy đủ khoáng chất và vitamin, đặc biệt là canxi và vitamin D để hỗ trợ duy trì sức khỏe cho hệ vận động (xương khớp…)

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...