Phụ nữ mang thai thường xuyên phải di chuyển trên những quãng đường dài dễ sinh con thiếu cân

Thứ Hai, 08/04/2019 11:27 AM (GMT+7)

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Lehigh Pennsylvania, phụ nữ mang thai thường xuyên trải qua “căng thẳng mãn tính” từ quãng đường dài hơn 80km nhiều khả năng sẽ sinh những đứa con thiếu cân.

tre-sinh-thieu-can

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kinh tế & Nhân Sinh học, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các bà bầu sau 80km di chuyển đầu tiên, cứ mỗi 16km kéo dài thêm sẽ làm tăng khả năng sinh con thiếu cân lên 14% nhiều hơn so với những bà bầu đi lại ở mức trung bình, đồng thời làm chậm lại sự phát triển của thai nhi trong bụng của mình tới 43%.

Trẻ được sinh ra có cân nặng dưới 2,5kg được coi là trẻ thiếu cân.

Phụ nữ mang thai thường xuyên phải di chuyển trên những quãng đường dài sẽ có ít thời gian hơn để đi khám thai so với những phụ nữ sống gần văn phòng hơn.

Phát biểu trên tạp chí Medical News, giáo sư Muzhe Yang thuộc Đại học Lehigh Pennsylvania và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết:”Việc phát hiện ra cân nặng khi sinh của trẻ thấp có thể liên quan đến nguồn gốc của sự căng thẳng như đi lại đường dài dường như đã được phỏng đoán, vì người ta đã phát hiện ra rằng, căng thẳng mãn tính có liên quan đến kết quả sinh nở bất lợi.”

“Tuy nhiên, cũng thật đáng ngạc nhiên khi nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, có khá nhiều phụ nữ đang mang thai thường xuyên di chuyển trên những quãng đường dài.”

Khoảng 2,2 triệu người lao động Mỹ đi di chuyển ít nhất 80km mỗi chiều từ nhà tới chỗ làm. Khoảng 1,7 triệu công nhân dành 90 phút trở lên để đi và về.

Theo dữ liệu điều tra dân số, thời gian dành cho di chuyển ở New Jersey là dài nhất ở Mỹ, ở mức 31,0 phút, so với 25,9 phút trong các vùng còn lại của liên bang.

Qua nghiên cứu hồ sơ khai sinh của sở Y tế New Jersey, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng phụ nữ thường xuyên di chuyển từ 80 đến 160km có xu hướng không đi kiểm tra thai kỳ ở ba tháng đầu, thậm chí suốt cả thai kỳ tới tận khi sinh.

Yang cho biết, nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của việc di chuyển đường dài đối với thai kỳ, cho thấy tầm quan trọng của việc linh hoạt trong sắp đặt giờ giấc cho phụ nữ mang thai.

“Thời gian nghỉ ngơi cần thiết trong thời kỳ tiền sinh sản là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai thường xuyên phải đi làm trên những quãng đường dài".

Việc chăm sóc hàng ngày của trẻ nhẹ cân nên tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản là: Giữ ấm – Vệ sinh – Dinh dưỡng tốt, cụ thể

1. Giữ ấm cho bé

Khi mới chào đời, việc đầu tiên phải làm là giữ ấm cho bé, vì để lạnh sẽ dễ bị phù cứng bì làm trầm trọng thêm bệnh lý của trẻ. Có 2 phương pháp giúp duy trì thân nhiệt là ủ ấm trong lồng ấp và phương pháp bà mẹ Kangaroo.

Phương pháp lồng ấp. Thường được thực hiện tại bệnh viện

Trẻ < 2000g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 33 – 34°C.Trẻ < 1500g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 34 – 35°C.Nhiệt độ trong phòng nuôi trẻ cần giữ 28 – 32°C.Phương pháp bà mẹ Kangaroo. Đặt trẻ nằm da áp da trên lồng ngực mẹ, phủ áo hoặc chăn bên ngoài, ủ ấm trẻ bằng nhiệt độ của cơ thể mẹ. Phương pháp Kangaroo ủ ấm bé bằng nhiệt độ cơ thể của mẹ. Phương pháp này dễ thực hiện, đơn giản, tiện lợi, và có nhiều ưu điểm như: giảm được tỷ lệ bệnh lây lan trong bệnh viện; giữ được thân nhiệt cho bé; giúp bé thở đều hơn; gắn bó tình cảm giữa mẹ và con…Nếu mẹ mệt, bố hay người thân trong gia đình có thể thay thế để chăm sóc bé theo phương pháp này.

2. Vệ sinh – Theo dõi

Vệ sinh chăm sóc. Phải đảm bảo vô khuẩn bằng cách:

Tắm bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm và khăn mềm, với bé non tháng cần tắm nửa người trên của bé, lau khô, ủ ấm rồi mới tiếp tục tắm phần còn lại, với trẻ quá non cần có kỹ thuật tắm bé trong lồng ấp. Thay băng rốn và sát khuẩn bằng cồn 70 độ hàng ngày sau khi tắm bé cho tới khi rốn rụng và khô thành sẹo. Theo dõi. Vì trẻ non tháng và nhẹ cân sẽ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh lý trong thời kỳ sơ sinh, vì vậy phải theo dõi sát một số các dấu hiệu rối loạn, phát hiện sớm bệnh lý xảy ra như viêm phổi sơ sinh, viêm ruột, xuất huyết não màng não… để điều trị hoặc chuyển viện kịp thời.

Rối loạn hô hấp: thở nhanh > 60 lần/1 phút.Nôn, sặc (phải xử trí hút thông đường hô hấp tại chỗ trước khi chuyển). Sắc mặt, môi và các đầu chi.Rối loạn tiêu hoá: số lần đại tiện, số lượng, tính chất và màu sắc phân.Phát hiện sớm các bất thường về cơ, xương, khớp, thị giác, thính giác và vận động của trẻ để điều trị hoặc chuyển viện kịp thời.Chuyển trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân lên tuyến trên phải ủ ấm bằng phương pháp da áp da.Cần lưu ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ

3. Dinh dưỡng cho trẻ nhẹ cân

Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sinh nhẹ cân.

Đối với trẻ sinh quá non (< 1500g), chưa có phản xạ bú hoặc những trẻ sinh non chưa bú được, phải kết hợp truyền dung dịch Glucoza 10% theo đường tĩnh mạch (tại bệnh viện).

Trẻ bú được thì mẹ cho bú nhiều bữa trong ngày (có thể 12-15 bữa/ngày). Trẻ bú yếu nhưng đổ muỗng nuốt được, mẹ nên vắt sữa ra ly, dùng muỗng bón cho trẻ. Trường hợp mẹ không có sữa, nên dùng loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non. Đối với trẻ nhẹ cân do suy dinh dưỡng, vẫn có thể dùng các loại sữa cho trẻ dưới 6 tháng như trẻ đủ cân.

Lượng sữa dùng cho trẻ hằng ngày:

Ngày thứ nhất sau sinh: 50 ml/kg trọng lượng trẻ, chia ra 10-12 bữa/ngày.Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Mỗi ngày tăng thêm 20 ml/kg trọng lượng của trẻ, cũng chia ra 10-12 bữa/ngày.Từ ngày thứ bảy trở đi: 170 ml/kg trọng lượng, chia ra 10-12 bữa/ngày.Từ tháng thứ 5 trở đi, hãy cho trẻ ăn bổ sung và bú mẹ như trẻ đủ cân.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...