789

Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con nên làm gì?

Thứ Bảy, 30/05/2020 07:45 AM (GMT+7)

Khi nhận thấy có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

roi-loan-kinh-nguyet

 Rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú

Kinh nguyệt xảy ra khi một quả trứng được phát hành nhưng lại không được thụ tinh. Khi trứng không được thụ tinh, cổ tử cung sẽ bị bong một lớp lót máu giàu dinh dưỡng để nó được thay thế một lần nữa trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của tháng tiếp theo.

Rối loạn kinh nguyệt: Khi nuôi con bú trong khoảng 1-2 năm đầu thì kinh nguyệt của người mẹ có thể thất thường tháng có kinh tháng không, có tháng thì kinh nguyệt tới sớm, có tháng tới muộn hơn. Thông thường sau khi sinh kinh nguyệt của phụ nữ có thay đổi. Ở những phụ nữ đang cho con bú, có khoảng 40% phụ nữ lần có kinh lần đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau khi sinh và phần lớn phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau khi sinh ( khoảng 5-6 tháng). Những người phụ nữ cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn vì do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Thời gian kinh nguyệt sẽ trở lại với các phụ nữ sau khi sinh em bé khá thất thường và rất khác nhau. Những phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn tuy nhiên kinh nguyệt vẫn có thể thấy rồi lại vô kinh một vài tháng sau đó mới đều trở lại.

Rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú có nguy hiểm không?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, số lượng máu kinh cũng không đều, lúc ít lúc nhiều, màu sắc kinh nguyệt cũng thay đổi, chuyển sang màu đỏ tươi, nâu hoặc đen thẫm. Ngoài ra, còn rất dễ gặp phải những trường hợp đau bụng kinh và rong kinh kéo dài... Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang nuôi con bú là một trong những hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và nếu chúng không đi kèm với những dấu hiệu bất thường ví dụ như: có mùi hôi tại vùng kín, ngứa ngáy khó chịu, tình trạng đau rát khi quan hệ tình dục... thì bạn không cần phải quá lo lắng. Đó chỉ là sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ đang cho con bú.

Trường hợp cần lưu ý là nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn mà không cho ăn bất cứ thứ gì trong vòng 6 tháng đầu thì có thể giúp cho bà mẹ vô kinh và tránh được thai ngoài ý muốn. Nhưng trong trường hợp nếu đã có kinh nguyệt trở lại thì nhất thiết phải dùng biện pháp tránh thai (ví dụ như đặt vòng) vì có thể bạn sẽ có thai ngoài ý muốn, trong khi đó vòng kinh lại không đều nên sẽ khó theo dõi. Vì vậy, sự chậm kinh tháng này của nhiều người có thể là do có thai. Vì vậy nên đi khám sớm tại cơ sở sản phụ khoa để được siêu âm và kiểm tra xem có phải có thai không, nếu bạn đã có thai, lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cách giải quyết an toàn nhất, còn nếu không có thai bác sĩ sẽ tư vấn dùng các biện pháp tránh thai khi nuôi con bú phù hợp với mỗi người.

Tuy nhiên, sự bất thường này chỉ được đánh giá là không đáng lo ngại nếu chúng kéo dài dưới 2 năm sau khi sinh con. Nếu sau khi sinh con được 2 năm mà bạn vẫn gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì tốt nhất bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và được can thiệp điều trị kịp thời. Vì đó rất có thể là dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể của nữ giới.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con nên làm gì?

Khi nhận thấy có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Mặc dù bệnh này sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu để kéo dài có thể gây nên ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe sinh sản về lâu dài. Do vậy, không nên được chủ quan và coi thường tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Nếu bạn đang mắc các bệnh phụ khoa sẽ được nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân, và được chỉ định sử dụng thuốc đặt âm đạo, thuốc rửa phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi. Còn nếu có vấn đề tại buồng trứng, cổ tử cung sẽ được làm các thủ thuật can thiệp sớm tránh gây biến chứng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tâm sự cùng những người thân, đặc biệt là ông chồng để được hỗ trợ trong việc chăm sóc con nhỏ và dọn dẹp nhà cửa... Dành thêm nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, đi chơi, du lịch để cân bằng tâm lý, tránh những căng thẳng tinh thần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...