789

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có gây nguy hại gì không?

Thứ Năm, 25/10/2018 10:17 AM (GMT+7)

Không ít chị em sau sinh rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vậy tình trạng này báo động điều gi và có nguy hiểm hay không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

Mỗi người có một cơ địa khác nhau do đó vấn đề chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại khi nào cũng không giống nhau, với những người không cho con bú thì hiện tượng kinh nguyệt có thể quay trở lại nhanh hơn, vào khoảng 6 đến 9 tuần sau sinh. Với những người cho con bú thì chu kỳ kinh nguyệt quay lại thường muộn hơn.

Có người khoảng 6 tháng nhưng có những người khoảng 1 năm chu kỳ kinh nguyệt mới quay trở lại. Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt diễn ra dài hoặc ngắn hơn bình thường hay lượng máu kinh ra nhiều hơn hoặc ít hơn là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh nên biết

Kinh nguyệt trong giai đoạn đầu sau sinh rất dễ xảy ra bởi một số lý do :

Do cho con bú

Phụ nữ có thể mang bầu ngay sau sinh khi mà chưa thấy kinh nguyệt, với những người cho con bú thì khả năng trứng rụng sẽ diễn ra muộn hơn, là một cách để ngăn ngừa rụng trứng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại muộn.

Do quan hệ tình dục

Đối với những người không cho con bú thì sự rụng trứng sẽ diễn ra ngay sau sinh, sớm nhất có khi chưa đến 1 tháng, do đó nếu quan hệ tình dục trong thời gian này rất dễ mang bầu tiếp mà chị em không biết.

Chị em không nên quá phiền lòng vì chu kỳ kinh không đúng như tự nhiên, hãy điều chỉnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ một thời gian để có kết quả tốt

Mắc bệnh trong cơ quan sinh dục

Sau sinh, nếu quan hệ tình dục bạn nên sử dụng bao cao su để tránh khả năng mang thai mà không hề hay biết. Nếu trường hợp chị em thấy xuất hiện máu kinh ngay sau sinh, không phải sản dịch, bạn vẫn cho con bú nhưng vẫn thấy máu kinh ra sớm thì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó trong cơ quan sinh dục.

Nếu máu chảy ra có cục máu đông hoặc máu chảy ra rất nhiều kèm theo đau bụng thì rất có thể nhau thai còn sót lại trong tử cung gây viêm nhiễm.

Các điều trị bệnh hiệu quả

Nếu điều trị rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường tập chung vào điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể, chị em có thể sử dụng thuốc tránh thai, đây là một cách để điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới. Nhưng chỉ nên áp dụng với chị em không cho con bú.

Các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo không nên uống thuốc tránh thai khi đang cho con bú, bởi sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn tác động đến em bé. Việc bổ sung hormone chị em nên lựa chọn cách sử dụng các loại thực phẩm có lợi, giúp cho cơ thể sản sinh estrogen tự nhiên, không nên tự ý bổ sung hormone từ bên ngoài sẽ gây hại cho sức khỏe. Chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý sử dụng có thể không mang lại kết quả mà còn gây hại cho sức khỏe sinh sản.

Hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C, B… chứa nhiều khoáng chất như kẽm, kali, omega 3, omega 6… đều là những khoáng chất cần thiết cho quá trình sản sinh estrogen tự nhiên.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh như mất kinh trong vài tháng đầu thì đó là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng khi đã có kinh trở lại và chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc máu kinh ra nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường thì bạn nên đến cơ sở y tế để khám và tìm nguyên nhân gây bệnh.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...