Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh

Thứ Ba, 23/02/2016 12:00 AM (GMT+7)

Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của đứa trẻ khi sinh.

Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của đứa trẻ khi sinh.

Trong thời kỳ thai nghén, nếu có rối loạn nhẹ, người mẹ cần sự giúp đỡ động viên của gia đình. Ảnh minh họa

Nguyên nhân xuất hiện rối loạn tâm thần trong thai kỳ

Yếu tố sinh học:

Trong thời kỳ có thai có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hoóc-môn estrogen, progesteron, HCG, có sự gia tăng bài tiết một số hoóc-môn tuyến yên, cận giáp,tuyến giáp và hoóc-môn buồng trứng.

Ở tuyến yên: trong thời kỳ mang thai tuyến yên của người mẹ to gấp rưỡi so với bình thường và tăng bàit iết ACTH, TSH.

Tuyến giáp cũng to gấp rưỡi so với bình thường và tăng bài tiết T3, T4.

Aldosterol tăng cao nhất ở tháng cuối cùng với estrogen.

Yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi:

- Mang thai ngoài ý muốn.

- Mẹ sống độc thân.

- Sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, kinh tế thu nhập kém hoặc không có khi mang thai.

- Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng; quan niệm sinh con trai, con gái.

- Ngoài ra còn các yếu tố liên quan trực tiếp như nhiễm trùng, nhiễm độc, can thiệp sản khoa.

Một số công trình nghiên cứu trên thế giới trước kia cũng như hiện nay không đề cập yếu tố di truyền liên quan đến gia đình.

Các dấu hiệu rối loạn tâm thần khi mang thai

Rối loạn stress cấp và trường diễn:

Rối loạn này xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai và dễ làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh,trong thực tế thì ít được mọi người chú ý đến.

Nguy cơ bị stress có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai, tác hại ở chỗ làm thời gian thai kỳ ngắn hơn, dễ sinh non, thai chết lưu - hay gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu stress xảyra ở 3 tháng cuối thì nguy cơ cao nhất là thai sinh nhẹ ký.

Rối loạn stress sau chấn thương: chiếm khoảng 3,5% ở những phụ nữ mang thai khi bị dễ có nguy cơ cao thai bị lạc chỗ, sảy thai, nôn nhiều và chuyển dạ sớm.

Rối loạn trầm cảm:

- Chiếm khoảng 13 - 20%.

- Trầm cảm liên quan đến cáctai biến như sảy thai, chảy máu trong thời gian thai kỳ, sức đề kháng động mạch tử cung cao và gia tăng nguy cơ sinh mổ.

- Trầm cảm dễ dẫn đến những hành vi có hại cho sức khỏe thai nhi ở bà mẹ hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma túy và tăng cân.

- Gặp ở bà mẹ ít chú ý chăm sóc bản thân, ít khám thai định kỳ, ăn uống không đủ chất.

- Trầm cảm nhẹ: sau khi sinh con khoảng 3 - 4 ngày người mẹ có thể khóc lóc không rõ nguyên nhân, mệt mỏi.

- Trầm cảm nặng: lúc đầu người mẹ cảm thấy lo lắng, sau trở nên buồn rầu, cáu gắt vô cớ, có những hành vi kỳ quặc đối với người con mới đẻ.

Rối loạn ăn uống:

- Chiếm 1,4% đối với chứng chán ăn tâm thần.

- Chiếm 1,6% đối với chứng ănvô độ.

- Chiếm 3,7% đối với dạng hỗn hợp của 2 rối loạn trên.

- Bệnh nhân mắc chứng ăn vô độ dễ có nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần, nguy cơ cao về đái tháo đường, thai nhẹ ký.

Rối loạn hoảng loạn:

- Chiếm tỉ lệ 1 - 2%.

- Nguy cơ cao về chuyển dạsớm và sinh non, nhiều nước ối, thiếu máu, thời gian mang thai tương đối ngắn.

Rối loạn lưỡng cực trong giai đoạn hưng cảm tuy hiếm gặp:

- Nguy cơ cao như gia tăng hoạt động tình dục, hoạt động thể lực quá mức, lạm dụng ma túy.

Thai phụ mang thai mà mắc bệnh tâm thần phân liệt thì tỉ lệ sinh con rất thấp, kèm các bệnh lý mạn tính:cao huyết áp, đái tháo đường, sinh non, thai nhẹ ký, thai chết lưu, thai nhi hay bị khiếm khuyết về tim mạch.

Những rối loạn tâm thần sau khi sinh

Lú lẫn, hoang tưởng cấp: thường xảy ra trong khoảng 20 ngày đầu. Tiến triển nhanh từ ngày thứ 3, đột ngột xuất hiện tình trạng lú lẫn, hoang tưởng (có thể cả mê mộng) tăng về chiều tối. Hoang tưởng bị hại tập trung vào đứa con (cho là đứa con sinh ra không phải của mình) đôi khi kèm theo trầm cảm - lo âu.

Rối loạn hành vi: thường sau 2 tuần sau khi sinh, sản phụ có biểu hiện như buồn rầu, khóc lóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, lo lắng quá mức vì sợ mắc bệnh hiểm nghèo, ít chú ý đến vệ sinh cá nhân, ăn mặc lôi thôi, hành vi thô bạo, xúc phạm người xung quanh. Nặng hơn, người mẹ có thể bỏ mặc con, hành hạ con thậm chí giết hại hoặc tự sát. Sau khi bệnh ổn định thì người bệnh cũng không nhận thức việc mình đã hành động.

Ngoài ra có thể gặp các rối loạn mang tính chất tâm căn như nôn, buồn nôn. Nhất là mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, một số khác thì tăng tiết nước miếng. Còn gặp tăng huyết áp do tăng bài tiết aldosterol và estrogen, do tăng lưu lượng máu đến 30% trong những tháng cuối thai kỳ.

Thường gặp là lo âu nhẹ, chóng mặt, tức ngực, sợ chết khi đẻ, sợ sinh con bệnh tật... có thể giảm triệu chứng này ở tháng thứ 4 và tái xuất hiện trạng thái lo âu trước khi sinh.

Vấn đề điều trị

Các rối loạn tâm căn thời kỳ mang thai:

- Liệu pháp tâm lý nâng đỡ.

- Liệu pháp gia đình (chủ yếu giải thích cho người chồng).

- Các thuốc giải lo âu (sau tháng thứ 3).

Các rối loạn loạn thần sau đẻ - lú lẫn, hoang tưởng:

- An thần kinh.

- Chống trầm cảm.

- Shock điện (nhất là khi có nguy cơ tự sát và giết con).

Các rối loạn cảm xúc (trầm  cảm và hưng cảm):

- Chống trầm cảm và an thần kinh.

- Nếu cần shock điện (tác dụng nhanh và an toàn cho con).

Các biện pháp cần thiết:

- Nhập viện, tách mẹ và con (để đảm bảo an toàn cho con).

- Loại trừ các nguyên nhân phụ khoa (sót rau, nhiễm trùng...).

- Khi trạng thái của mẹ đã thuyên giảm cần cho gặp con trước sự giám sát y tế để tái lập mối quan hệ mẹ - con.

- Nếu điều kiện cơ sở cho phép, nên cho cả mẹ lẫn con cùng nằm viện.

Các nguyên tắc sử dụng thuốc hướng thần

Không cho thuốc hướng thần trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai. Trong các tháng sau chỉ có khi thật cần thiết, liều lượng thấp và theo dõi thận trọng. Ba tháng đầu tránh dùng các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu nếu phải dùng thuốc thì chọn loại có thời gian bán hủy ngắn.

- Dùng liệu pháp đơn trị liệu, không nên phối hợp nhiều loại thuốc.

- Không dùng lithium trong thời kỳ có thai.

 -Giảm liều thuốc trước khi sinh, phòng ngừa suy hô hấp của thai nhi khi lọt lòng mẹ.

- Không sử dụng shock điện khi mẹ mang thai và chỉ làm sau sinh đối với trầm cảm nặng.

Sự ảnh hưởng của thuốc điều trị rối loạn tâm thần với thai nhi:

Việc dùng thuốc để điều trị rối loạn tâm thần đương nhiên có ảnh hưởng đến thai nhi. Vấn đề ở chỗ khi bị bệnh tâm thần, nhiều phụ nữ vẫn muốn sinh con hoặc mang thai ngoài ý muốn, cần phải thảo luận với bác sĩ chuyên khoa tâm thần đang theo dõi và điều trị cho mình.

Điều cần thiết phải ngừng sử dụng thuốc khi có thai và phải có thời gian an toàn ít nhất là 1 tháng kể từ  lần uống thuốc cuối cùng đến thời điểm có thể thụ thai. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì đây là thời kỳ quan trọng nhất liên quan đến quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong bào thai.

Trường hợp tình trạng bệnh lý bắt buộc phải dùng các loại thuốc hướng thần thì tốt nhất nên sử dụng các loại thuốc đã lưu hành lâu năm.

Khi mẹ dùng thuốc hướng thần (sau đẻ) thì không cho con bú (vì thuốc hướng thần qua sữa).

Vấn đề phòng ngừa

Trong thời kỳ thai nghén, nếu có rối loạn nhẹ, người mẹ cần được động viên, nâng đỡ của chồng và gia đình, cần được nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng; nếu có các rối loạn tâm thần nặng cần đưa đến khám tại cơ sở chuyên khoa tâm thần.

Chọn thời điểm thích hợp để cho mẹ gần con và chăm sóc con, phải có sự theo dõi, giúp đỡ của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần, tâm lý trị liệu.

Chồng và người thân cần quan tâm, động viên để họ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Ở thời kỳ sau sinh, nếu bị trầm cảm nhẹ khi được động viên, nâng đỡ thì phần lớn sẽ trở lại bình thường, nếu bị trầm cảm nặng cần có chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm.

- Khi có rối loạn hành vi kích động dữ dội hoặc trầm cảm nặng cần nhập viện để được điều trị, cách ly đảm bảo an toàn cho con. Khi bệnh tạm ổn, người mẹ cần được nâng đỡ để tránh mặc cảm.

- Không cho con bú (vì thuốc hướng thần qua sữa).

- Loại trừ các nguyên nhân phụ khoa (nhiễm trùng, sót nhau).

Tùy tình trạng mang thai từngthời kỳ tiến hành liệu pháp tâm lý nâng đỡ, liệu pháp gia đình (chủ yếu giải thích cho người chồng).

Mẹ sốt khi mang thai con dễ bị tự kỷ hoặc chậm phát triển tâm thần cao gấp đôi.

Trước khi có con, các cặp vợ chồng cần được hướng dẫn về tình trạng sức khỏe nhu cầu tâm lý của người mẹ trong giai đoạn thai kỳ và hậu sản, cách chăm sóc em bé để người chồng có thể hỗ trợ vợ một cách tốt nhất.

Người mẹ nên đi khám thai định kỳ và cần được theo dõi trong thời kỳ hậu sản.

Theo: Sức khỏe & Đời sống

 

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...