Sàng lọc trước khi sinh là gì và TOP 3 điều mẹ bầu cần biết

Thứ Ba, 20/10/2020 08:39 PM (GMT+7)

Sàng lọc trước khi sinh là phương pháp cần thiết để kiểm tra sức khỏe thai nhi, tránh những nguy cơ về sức khỏe, dị tật bẩm sinh, tốt cho cả bố mẹ và quốc gia.

Để con yêu của mình được sinh ra mạnh khỏe, cơ hội phát triển tốt, việc sàng lọc trước sinh là điều vô cùng cần thiết. Điều này không những mang đến sự hạnh phúc, niềm vui cho chính gia đình nhỏ mà còn góp phần giúp nâng cao chất lượng dân số quốc gia.

Sàng lọc trước khi sinh là gì?

Sàng lọc trước khi sinh là gì? Sàng lọc trước sinh là thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai. Đây là phương pháp y học hiện đại giúp phát hiện và chẩn đoán nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ ở giai đoạn sớm để kịp thời có những quyết định tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi.

sang-loc-truoc-sinh

Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm các khâu khám và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể của thai kỳ và cho kết quả chính xác cao về trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào. Các kỹ thuật thường dùng bao gồm: siêu âm, chọc ối, Double test, Triple test và xét nghiệm NIPT. Thông thường sẽ gồm 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán.

Các kỹ thuật được sử dụng để sàng lọc trước khi sinh có thể kể đến như: siêu âm, Double test, Triple test, xét nghiệm NIPT. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết có thể thực hiện thêm: xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng Laser, xét nghiệm Calci và sắt,... Các kỹ thuật chẩn đoán: chọc ối, sinh thiết gai rau...

Hầu hết các phương pháp sàng lọc trước khi sinh đều lại hiệu quả cao, lên đến 99% và không gây đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe. Thế nhưng không thể phủ nhận vẫn có 1% các trường hợp xảy ra rủi ro như: phát sinh khả năng cao gây dị tật bẩm sinh, sảy thai, chảy máu âm đạo, thai nhi thiếu chì, nhiễm trùng ối,... Những nhược điểm này chỉ tồn tại ở những phương pháp sàng lọc có xâm lấn như chọc ối. Vì vậy khi thực hiện bất kỳ dịch vụ nào, mẹ bầu nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Những lưu ý khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh

Khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh thì mẹ bầu cần lưu ý những điều sau: Trao đổi với bác sĩ nếu có tiền sử bị bệnh: tim mạch, thận, tiểu đường, bệnh mạn tính,...Nếu gia đình có tiền sử người thân bị dị tật bẩm sinh thì cũng nên trao đổi với bác sĩ. Trước khi thực hiện các loại xét nghiệm như: Double test, Triple test,... thai phụ chỉ nên uống nước lọc, tránh uống nước có màu và sử dụng chất kích thích; Sàng lọc trước khi sinh nên được thực hiện vào tuần thai thứ mấy?

sang-loc-truoc-sinh2

Sàng lọc trước khi sinh bao gồm khâu khám và thực hiện các loại xét nghiệm. Có thể được thực hiện vào nhiều tuần thai khác nhau, không phải tuân theo thời gian cố định. Thông thường, thai nhi trong vòng 3 tháng đầu tiên khi hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể có thể xuất hiện những dị tật. Vì vậy sàng lọc trước khi sinh áp dụng từ 3 tháng giữa thai kỳ là chủ yếu. Mẹ bầu có thể sàng lọc trước sinh đối với tuần thai như sau:

Siêu âm: 

Có 3 mốc siêu âm sàng lọc quan trọng:

+ Thai 12 - 13 tuần: đo khoảng sáng sau gáy giúp sàng lọc các nguy cơ về hội chứng Down,...

+ Thai 18 - 22 tuần : giúp khảo sát các dị tật về tim, sứt môi,...

+ Thai 30 - 32 tuần : giúp khảo sát các dị tật phát hiện muộn của thai như: hệ thống động mạch, não,...

Xét nghiệm NIPT: Từ tuần 10 đã có thể thực hiện và cho phép phát hiện nhiều dị tật bẩm sinh khác nhau. Độ chính xác của xét nghiệm này lên tới 99% nên mẹ bầu có thể yên tâm thực hiện.

Xét nghiệm Double test: Được thực hiện từ tuần thai 11 tuần 5 ngày - 13 tuần, giúp sàng lọc các hội chứng Down, Edward, Patau) liên quan đến 3 NST 21, 18, 13.

Xét nghiệm Triple test: Được thực hiện từ khi thai 15 - 20 tuần. Tuy nhiên, kết quả chính xác nhất khi thai 16 - 18 tuần. Tất cả phụ nữ mang thai đều nên được thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm này giúp sàng lọc 3 hộichứng : Down, Edward, dị tật ống thần kinh.

Chọc ối: Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn. Chẩn đoán chính xác các dị tật liên quan đến di truyền. Được thực hiện từ tuần 16 - 20.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...