Sau sinh, sản dịch có mùi hôi và những điều chị em cần lưu ý

Thứ Ba, 18/02/2020 05:56 PM (GMT+7)

Sản dịch có mùi hôi là hiện tượng khá phổ biến sau khi sinh. Hiện tượng này có đáng lo ngại, chị em nên làm gì khi sản dịch có mùi hôi?

san-dich-sau-sinh

Sản dịch là gì?

Là dịch từ trong đường sinh dục chảy ra ngoài, chủ yếu là từ trong buồng tử cung. Trong 3 ngày đầu tiên, sản dịch sẽ có màu đỏ gần giống như máu kinh nhưng số lượng rất nhiều. Đến ngày thứ 8, sản dịch sẽ có màu lợt như màu máu cá và báo hiệu sắp hết sản dịch. 

Sau 1 tuần, sản dịch có màu tanh nồng, màu lợt như dịch trong. Số lượng sản dịch nhiều hay ít phụ thuộc vào từng sản phụ, có sản phụ hết sản dịch trong vòng 15 ngày, một số khác có thể kéo dài cả tháng. Nhưng nhìn chung, sản phụ sẽ ra ít sau 1 tuần và nếu vào ngày 18 - 20, bạn lại thấy có một ít máu thì đây là báo hiệu kinh non niêm mạc do tử cung hồi phục sớm. 

Vì sao sản dịch có mùi hôi?

Thông thường, sản dịch sẽ có mùi tanh nồng nếu nhiều, đặc và tanh ít nếu giảm dần về số lượng cũng như màu sắc. Nếu sản dịch có mùi hôi nghĩa là đường âm đạo bị nhiễm khuẩn. Mùi hôi có thể đi kèm với mủ, cảm giác nóng rát âm đạo thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ.

Vệ sinh âm đạo thế nào sau khi sinh?

Vệ sinh âm đạo sạch sẽ để phòng ngừa viêm nhiễmViệc vệ sinh âm đạo sau sinh rất quan trọng vì nếu vệ sinh sai cách có thể khiến âm đạo bị nhiễm khuẩn, sản dịch có mùi hôi, lâu hết. Vì vậy, sau sinh mẹ lưu ý:

- Luôn giữ cho âm đạo sạch sẽ bằng cách vệ sinh với nước ấm nhẹ nhàng. 

- Số lần vệ sinh cũng không nên quá nhiều vì làm mất cân bằng độ pH, nên vệ sinh 3 lần/ngày vì giai đoạn đầu sau sinh sản dịch ra nhiều. 

- Sau 4 tiếng thay băng vệ sinh một lần, nếu sản dịch ra nhiều thì nên thay 2 tiếng/lần. Mẹ nên lựa chọn loại băng vệ sinh dành cho bà đẻ chất lượng để thấm hút nhanh, không gây nhiễm nấm.

- Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo và tránh dùng thuốc xịt âm đạo.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....