Sinh mổ, mẹ phải ghi nhớ những điều này để tránh nguy hiểm cho mẹ và bé

Thứ Tư, 31/10/2018 03:11 PM (GMT+7)

Thông thường, các mẹ sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn.Sinh mổ là ca phẫu thuật lớn nên việc hồi phục sức khỏe sau sinh sẽ lâu hơn và mẹ còn dễ bị nhiễm trùng

Thông thường, các mẹ sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn.Sinh mổ là ca phẫu thuật lớn nên việc hồi phục sức khỏe sau sinh sẽ lâu hơn và mẹ còn dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro, nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé, bạn cần nhớ những chiêu hay dưới đây để tăng tốc độ hồi phục sau sinh cũng như giảm thiểu những mệt mỏi, đau đớn.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Sinh mổ là một phẫu thuật lớn. Cũng giống như bất kỳ phẫu thuật nào, cơ thể bạn cần thời gian để chữa lành những tổn thương hay vết khâu của việc đụng chạm dao kéo. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn sau sinh mổ là nên ở lại bệnh viện ít nhất là 3-4 ngày (hoặc lâu hơn nếu có biến chứng) để được chăm sóc y tế, đồng thời dành cho cơ thể tối thiểu 6 tuần chỉ đi lại nhẹ nhàng, thư giãn hoàn toàn, tránh vận động hay bê vác quá sức để hồi sức. Hãy nghỉ ngơi bất cứ lúc nào có thể hoặc bất cứ khi nào bé yêu ngủ. Hãy đề nghị chồng hoặc “đối tác” hay bạn bè, người thân giúp chăm bé để có những giấc ngủ sâu và lâu trong những tuần đầu sau sinh.

sai-lam-nguy-hiem-khi-nghen-khien-thai-nhi-cham-phat-trien-1-1529656671-359-width600height450

Ngoài ra, trong “chuyện vợ chồng” bạn cũng cần chú ý kiêng khem để không có những hành động mất kiểm soát, quá khích gây đau đớn và ảnh hưởng đến vết thương mổ đẻ. Tốt nhất, nên kiêng hoàn toàn “chuyện ấy” trong khoảng 6-8 tuầnTự yêu cơ thể hơn

Hãy cẩn thận hơn khi đi lại trong quá trình hồi sức sau sinh. Tránh đi lên và xuống cầu thang quá nhiều. Giữ mọi đồ dùng cần như: tã lót, sữa, đồ ăn… trong tầm tay để tiện lấy. Không bê vác bất kỳ thứ gì nặng hơn em bé. Yêu cầu bạn đời hay bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình cùng san sẻ trách nhiệm chăm sóc em bé. Bất cứ khi nào muốn hắt hơi hay ho, nếu nín được, hãy cố nín để tránh gây tổn thương cho vết khâu mổ.

Có thể mất đến 8 tuần để bạn trở lại với thói quen bình thường của mình. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có uy tín về bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể hay những việc bạn mong muốn được làm. Tránh vận động mạnh nhưng nên đi bộ nhẹ nhàng bởi nó giúp cơ thể chóng hồi phục, ngăn ngừa táo bón và các cục máu đông.

Đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể. Giữ gìn sức khỏe để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ nhiễm trùng sau sinh mổ sẽ tăng lên. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh bởi chúng không có lợi cho việc đông máu sau sinh mổ, khiến vết thương lâu lành.

Và cũng đừng quên chăm sóc sức khỏe tinh thần nếu bạn muốn nhanh chóng hồi phục sau sinh. Có thêm một “thiên thần”, bạn sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc từ mừng vui, vỡ òa hạnh phúc đến mệt mỏi, căng thẳng cực độ, thậm chí là trầm cảm. Hãy nhớ, dù cuộc đời có ra sao thì bạn cũng không bao giờ đơn độc! Rất nhiều người sẵn sàng lắng nghe, sẻ chia và giúp đỡ… nếu bạn giãi bày chân thành, cởi mở những tâm sự hay khó khăn của mình. Muốn yêu thương và che chở cho bé yêu, trước tiên, bạn phải học cách đối đãi tử tế và yêu thương bản thân mình trước.

Giảm đau

Các vết mổ đang lành gây đau đớn, kết hợp với tử cung đang co thắt để trở về trạng thái ban đầu có thể làm bạn choáng váng và kiệt sức. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế những loại thuốc giảm đau có thể dùng, đặc biệt là nếu bạn đang cho con bú. Tùy thuộc vào mức độ khó chịu của bạn, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau hoặc khuyên bạn dùng NSAID không kê toa (Advil, Motrin) hoặc acetaminophen (Tylenol). Ngoài thuốc giảm đau bạn có thể sử dụng miếng đệm sưởi để giảm bớt sự khó chịu tại chỗ phẫu thuật.

phuong-phap-thai-giao-1-1806

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dưỡng chất đóng vai trò quan trọng, quyết định bạn phục hồi sau sinh nhanh hay chậm. Nếu bạn đang cho con bú thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Do đó, thêm nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và rau sạch vào bữa ăn mỗi ngày của mẹ sẽ giúp bé nhận nhiều dinh dưỡng có lợi và khỏe mạnh hơn.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ ăn nhiều rau xanh khi cho con bú thì sữa tiết ra sẽ có hương vị trong mát hơn, làm tăng sự kích thích và hứng thú của bé với nguồn sữa mẹ. Uống nhiều nước, đặc biệt là nước tinh khiết cũng giúp mẹ giảm táo bón, tăng tiết sữa hiệu quả hơn.

Khi nào nên gọi bác sĩ?

Có thể bạn sẽ thấy đau nhức vết mổ và cảm nhận sản dịch chảy ra ngoài âm đạo. Trong tuần đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi rồi dần chuyển sang màu hồng và đến màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến khoảng ngày thứ 10, sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Do đó, bạn cần lưu ý nếu thấy sản dịch không chảy ra sau sinh, sản dịch có mùi hôi hay màu đỏ tươi trở lại… để báo ngay cho bác sĩ. Ngoài ra, nếu có các triệu chứng sau, bạn cũng cần gọi điện thoại cho bác sĩ ngay.

- Đỏ, sưng hoặc máu chảy ra từ vết rạch

- Đau xung quanh vết mổ đẻ

- Sốt hơn 38 độ C

- Đỏ hoặc sưng ở chân

- Khó thở, tức ngực, đau ở ngực

- Buồn nôn, tâm trạng bất an, thậm chí là có ý nghĩ làm tổn thương bé yêu.

Cuối cùng bạn cần ghi nhớ, nếu bạn có một người bạn hoặc chị em nào đó đã từng sinh mổ, hãy cố gắng đừng so sánh bản thân với “người đi trước”. Trải nghiệm sinh mổ và cảm nhận của mỗi phụ nữ là khác nhau. Yêu bản thân, tập trung vào chăm sóc, hồi phục sau sinh mới là điều bạn nên làm để trở thành người mẹ hạnh phúc.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...