Sơ kết, tổng kết các Đề án về công tác Dân số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Thứ Ba, 22/12/2020 04:34 PM (GMT+7)

Ngày 10/12/2020, tại tỉnh Lạng Sơn đã diễn ra hội nghị Sơ kết, tổng kết các Đề án về công tác Dân số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

 

Theo đó, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ Lạng Sơn luôn đề cao và quan tâm đặc biệt đến công tác Dân số-KHHGĐ, coi đây là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tỉnh, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trên cơ sở các chương trình, đề án, chiến lược, kế hoạch về công tác dân số đã được phê duyệt và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2020”.

Trong quá trình triển khai các Đề án, bước đầu đã tạo được những hiệu ứng tích cực trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp nhận tham gia và duy trì các hoạt động theo các Kế hoạch được phê duyệt của Đề án, đặc biệt là đã tạo được nhu cầu của người dân trong việc tự giác tham gia có trách nhiệm để đem lại lợi ích của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong tổ chức thực hiện công tác dân số trong tình hình mới. Đến nay, công tác dân số tại tỉnh Lạng Sơn đã thu được một số kết quả nhất định. Mức giảm sinh bình quân hàng năm đạt mục tiêu đề ra, quy mô dân số tương đối ổn định. Giảm tỷ số MCBGTKS ở mức 0,4-0,6% điểm/mỗi năm. Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ và chăm sóc sức khỏe theo quy định tăng hằng năm. Các mô hình về nâng cao chất lượng dân số toàn tỉnh ngày càng được nâng cao. Đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ rệt. Tuổi thọ trung bình được nâng lên. Nhận thức của toàn xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt, quy mô gia đình có 01 hoặc 02 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi.

Bên cạnh đó, việc cung cấp các PTTT và hàng hóa SKSS đã được chú trọng và có chuyển biến tích cực. Các biện pháp tránh thai ngày càng đa dạng hóa, phương tiện tránh thai phong phú về chủng loại, mẫu mã đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đối tượng. Kênh cung cấp dịch vụ PTTT ngày càng mở rộng, tạo cơ hội cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng lựa chọn biện pháp tránh thai thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi cá nhân và gia đình.

Việc triển khai tốt hoạt động của các Đề án tại các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã tạo cơ sở để đánh giá được nhu cầu của người dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thôn/bản/khối phố, từ đó lựa chọn các loại hình tiếp cận phù hợp để đạt được hiệu quả cao. Kết quả của các Đề án đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ và có hiệu quả trong tư duy cũng như trong phương thức tổ chức thực hiện công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Lưu Phương Linh/ Nguyễn Mạnh Tuấn/ Hoàng Việt Dũng/ Hà Thu Thủy

Lưu Trung Kiên

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...