So với các nước trên thế giới dân số Việt Nam đang già nhanh

Chủ Nhật, 24/03/2019 07:20 PM (GMT+7)

Nếu như các nước lớn trên thế giới mất cả thế kỷ để chuyển sang giai đoạn già dân số nhưng Việt Nam chỉ mất khoảng 20 năm. Chuyện tưởng như đùa nhưng lại là thật đang diễn ra ở nước ta. Tại sao lại như vậy? Thực trạng tình hình dân số ở nước ta hiện nay như thế nào?

Tốc độ già hoá dân số của Việt Nam diễn ra nhanh

Hiện tượng dân số bị già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới hiện nay. Theo tính toán và ước tính, hiện nay trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi 60 và cứ 9 người sẽ có 1 người trên 60 tuổi. Dự báo tỉ số này sẽ giảm xuống còn 5:1 vào năm 2050.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 901 triệu người cao tuổi (năm 2015), chiếm 12,5% dân số, con số này sẽ tăng hơn 2 tỷ người vào năm 2050 (chiếm 22%). Điều đó đã gây tác động rất lớn đến mọi hoạt động kinh tế và đời sống của các quốc gia.

ban-do-dan-so-the-gioi

Ở Việt Nam, nước ta chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với trên 10 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Dự báo đến năm 2030, tỉ trọng người cao tuổi nước ta sẽ chiếm 17% và 20 năm sau sẽ là 25%.

Điều đáng nói là tốc độ già hoá dân số của Việt Nam diễn ra quá nhanh. Trong khi các nước có nền kinh tế phát triển và giàu có trên thế giới mất nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển sang giai đoạn dân số gi thì Việt Nam chỉ mất khoảng 20 năm mà thôi.

Thực trạng và giải pháp

Già hóa dân số được xem là đặc trưng của những nước thu nhập cao, không phải các nước thu nhập thấp. Việt Nam là một trong những nước có thu nhập trung bình nhưng đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ rất nhanh chóng.

Đại đa số các nước bước vào giai đoạn già hoá dân số khi họ đã giàu trong khi thu nhập của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp hơn nhiều. Nguyên nhân do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất tử ngày càng giảm.

Đây cũng là một trong những thách thức với hệ thống an sinh của Việt Nam. Theo số liệu thống kê cho thấy thì chỉ có 30% người cao tuổi được hưởng lương hưu, còn lại 70% không có trợ cấp g. Chính vì vậy rất nhiều người già vẫn phải tự lao động kiếm sống.

Bên cạnh đó, người Việt sống thọ cũng tương đối cao (73 tuổi) nhưng gánh nặng bệnh tật lại rất lớn. Trung bình mỗi người cao tuổi đang phải chịu 15,3 năm bệnh tật, tạo ra gánh nặng bệnh tật kép khi mỗi người cao tuổi mắc 2,69 bệnh, chủ yếu các bệnh không lây nhiễm như các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch...

Bên cạnh các khoa dành cho người cao tuổi ở  các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bệnh viện thuộc Bộ, ngành thì hiện nay nước ta chưa có hệ thống cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung cho người cao tuổi.

Chính vì vậy mà các chuyên gia quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần chuẩn bị tiềm lực kinh tế, phát triển an sinh xã hội, điều chỉnh chính sách để nhằm mục đích giảm nhẹ các tác động do già hoá dân số.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...