Sởi thận: Dấu hiệu bệnh và cách phòng ngừa

Thứ Bảy, 19/10/2019 07:03 PM (GMT+7)

Một cách để ngăn ngừa sỏi thận phát triển là uống đủ nước, vì mất nước được coi là một trong những nguyên nhân chính. Nước giúp làm loãng các chất trong nước tiểu dẫn đến sỏi thận.

soi-than

Bệnh sỏi thận

Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang... gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Sử dụng thuốc tùy tiện

Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin...

Chế độ ăn uống không hợp lý

Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Thói quen uống ít nước

Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.

Mất ngủ kéo dài

Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.

Nhịn ăn sáng

Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

Nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.

Triệu chứng bệnh sỏi thận

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

Đau khi đi tiểu

Sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo (đoạn cuối cùng trước khi tống nước tiểu ra ngoài) sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

Tiểu ra máu

Sự cọ xát của sỏi khi nó di chuyển dẫn tới những tổn thương. Đây được xem như triệu chứng hay gặp của bệnh sỏi thận. Tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

Tiểu dắt, tiểu són

Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu tuy nhiên, lượng nước tiểu lại rất ít. Điều này khiến cho cơ thể cảm thấy bị mệt mỏi. Đặc biệt khi sỏi ở niệu quản và gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang và ứ tại thận gây ra những cơn đau quặn thận.

Cảm giác buồn nôn và nôn

Thận và ruột có liên quan tới nhau qua các dây thần kinh. Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và thậm chí là nôn.

Hay sốt và cảm giác ớn lạnh

Bệnh sỏi thận rất dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi, khi sỏi di chuyển gây ra những tổn thương hoặc sỏi gây tắc, nước tiểu không thể tống được ra ngoài. Tất cả những điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ngược dòng.

Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm và biểu hiện cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, qua những triệu chứng kể trên ta có thể thấy việc xuất hiện cơn đau quanh vùng rốn không phải là triệu chứng của bệnh sỏi thận. Hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám nếu như bạn nghi ngờ mình đã có 1 trong những dấu hiệu trên.

Chẩn đoán và điều trị sỏi thận

Sỏi thận có thể được chẩn đoán thông qua X-quang, siêu âm hoặc chụp CAT và thường được phát hiện sau khi người phải nhập viện cấp cứu hoặc đi khám bác sĩ vì đau. Hầu hết bệnh nhân sẽ đưa được viên sỏi ra, dẫn đến giảm đáng kể các triệu chứng. Nhưng một số sỏi thận phải phẫu thuật để loại bỏ. Các bác sĩ đôi khi kê đơn thuốc để giảm đau hoặc để giúp viên sỏi đi ra ngoài. Viên sỏi càng nhỏ thì càng có khả năng tự đi ra ngoài, không cần phẫu thuật.

Làm thế nào để phòng ngừa sỏi thận?

Một cách để ngăn ngừa sỏi thận phát triển là uống đủ nước, vì mất nước được coi là một trong những nguyên nhân chính. Nước giúp làm loãng các chất trong nước tiểu dẫn đến sỏi thận.

Cũng nên để ý đến lượng muối. Ăn mặn có thể làm tăng lượng canxi trong nước tiểu. Khi canxi kết hợp với oxalate hoặc phốt pho, nó tạo ra sỏi thận. Hạn chế lượng muối không quá 2.300mg mỗi ngày; nếu trước đây bạn đã từng bị sỏi thận, hãy giảm lượng muối xuống 1.500 mg.

Hạn chế thịt động vật cũng có thể giúp ích. Quá nhiều protein động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và hải sản, làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Axit uric là một thủ phạm nữa gây sỏi thận.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...