Sốt phát ban và sởi ở trẻ giống và khác nhau

Chủ Nhật, 10/02/2019 01:00 PM (GMT+7)

Thời tiết giao mùa cũng là lúc trẻ em có nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh sởi và sốt phát ban. Nhìn hình thức bề ngoài thì 2 căn bệnh này giống nhau nhưng thực chất đây là 2 bệnh khác nhau hoàn toàn nên dẫn đến sự nhầm lẫn của cha mẹ.

Empty

1. Giống nhau

Sốt phát ban và bệnh sởi có điểm giống nhau là khi bắt đầu nhiễm bệnh đều có dấu hiệu sốt, sốt từ thấp lên cao, cơ thể mệt mỏi, trẻ biếng ăn, nôn ói và bị tiêu chảy.

2. Khác nhau

Khác nhau về nguyên nhân gây bệnhNguyên nhân gây nên bệnh sởi là do trẻ bị nhiễm vi rút cấp tính, đây là loại virus thuộc giống virus  morbillivirus gây nên

Sốt phát ban thì đa số là nhiễm loại virus thông thường, nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và đây là những loại virus thông thường lành tính.

Khác nhau về dấu hiệu

Giai đoạn ủ bệnh của sốt phát ban và sởi thường 1 tuần và có biểu hiện giống nhau, thể hiện như bệnh nhân từ sốt nhẹ đến sốt cao lên 39 độ , cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, có trẻ sẽ kêu đau đầu, nôn ói hoặc bị tiêu chảy.

Empty

Khác biệt rõ rệt nhất là giai đoạn toàn phát. Sốt  phát ban thông thường thì sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban là những nốt nhỏ dạng mịn và sáng, mọc sát với da ít gồ lên da, nốt phát ban nổi đồng loạt trên khắp cơ thể và bay đi không để lại dấu tích gì.

Phát ban do sởi thì lúc đầu xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra khắp các bộ phận trên cơ thể của bé. Sau đó cũng mất dần theo thứ tự nổi lên, chỗ nào phát lên trước thì bay đi trước, sau thì bay hết sau.

Nếu như sốt phát ban thông thường thì sau khi các nốt phát ban hết thì không để lại sẹo nhưng các nốt phát ban sởi thì sau khi bay hết vẫn để lại vết thâm trên da. Khi bị sởi trẻ sẽ có triệu chứng kèm theo là chảy nước mũi, ho hay mắt đỏ.

Khác nhau về biến chứng

Sốt phát ban: Đây là bệnh lành tính, khi trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý về cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh thì bệnh sẽ khỏi sau 5 - 7 ngày mà không gây biến chứng gì cho trẻ.

Sốt phát ban do sởi: nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ gây nên nhiều biến chứng nặng nề như viêm tai giữa cấp, viêm phổi, viêm não, viêm loét giác mạc gây mù lòa cho trẻ và suy dinh dưỡng hậu nhiễm sởi cũng là những biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra.

3. Một số cách phòng tránh biến chứng của bệnh sởi

  • Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ thì cần dùng thuốc để hạ sốt, tránh tình trạng để trẻ sốt cao gây co giật
  • Để giảm nguy cơ viêm đường hô hấp thì cha mẹ nên rửa mũi sạch sẽ cho trẻ
  • Lựa chọn  các đồ ăn lỏng dễ tiêu cho trẻ, tránh ăn những đồ ăn gây dị ứng cho bé
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ.
  • Khu vực trẻ sinh sống phải thoáng mát, sạch sẽ.

Sốt phát ban và sốt do bệnh sởi dù có những dấu hiệu giống nhau nhưng các mẹ đừng chủ quan, hãy đưa trẻ đi khám kịp thời để có cách chữa trị kịp thời để tránh để lại những hậu quả nặng nề cho bé. Hãy phòng tránh bệnh tật thật tốt cho bé các mẹ nhé.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...