Sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Thứ Hai, 17/09/2018 09:15 PM (GMT+7)

Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) không chỉ là việc của những người đã lập gia đình mà còn đặc biệt cần thiết với người sắp kết hôn, nhất là trẻ vị thành niên trước nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) không chỉ là việc của những người đã lập gia đình mà còn đặc biệt cần thiết với người sắp kết hôn, nhất là trẻ vị thành niên trước nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.Hoạt động này đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết của vị thành niên, thanh niên về các vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển.

Đối tượng vị thành niên chưa hiểu tầm quan trọng CSSKSS

Trong một nghiên cứu của Ủy ban quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được thực hiện năm 2014, mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai. Nếu như tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 5 - 7% tổng số ca nạo phá thai trong các năm trước, thì đến nay, tỉ lệ đó đã tăng lên 18 - 20%.

Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng dẫn đến những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến đường sinh sản hoặc những bệnh tật có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén… Điều đáng nói là, một số bệnh tật ở người cha, người mẹ tương lai còn gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi sau này nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

cham-soc-skss-1536742087346730501915

Mỗi năm Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện khoảng gần 100 sản phụ nhiễm HIV, phần đông khi họ đến đây mới biết mình mắc bệnh. Nguyên nhân là do họ không kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân và không biết rõ về thể trạng sức khoẻ của bạn đời. Do đó, thai nhi không được điều trị dự phòng dẫn đến nhiễm HIV từ mẹ truyền sang.Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ trẻ em bị dị tật bẩm sinh ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 1,5 - 3%. Sự thiếu hiểu biết về kiến thức sinh sản, không kiểm tra sức khỏe trước và trong khi mang thai dẫn đến việc không dự phòng cũng như không phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh của trẻ...

Những vấn đề trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm vợ chồng hoặc ảnh hưởng đến các yếu tố khác như kinh tế, sức khỏe, tâm lý; sâu rộng hơn là ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội. Điều đáng nói là phần lớn những rắc rối ấy có thể dự phòng nhằm tránh hoặc giảm nhẹ rủi ro nếu người nam và người nữ được hướng dẫn và chăm sóc SKSS tiền hôn nhân tốt.

Khái niệm "tiền hôn nhân" là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu trưởng thành (có khả năng sinh sản) đến khi kết hôn. Một cách cụ thể hơn, từ trẻ ở tuổi vị thành niên (khi có khả năng sinh sản) cho đến người lớn ở độ tuổi U.30-40-50 v.v... (chưa kết hôn) đều là đối tượng thuộc giai đoạn tiền hôn nhân. Và họ đều là những người cần quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) tiền hôn nhân.

Lý do phải quan tâm, chăm sóc SKSS:

- Bắt đầu một cuộc sống tình dục vốn chưa có kinh nghiệm trước đó.

- Phải chuẩn bị để mang thai, sinh đẻ ra những đứa con khỏe mạnh.

- Có thể có những rắc rối trong đời sống tình dục, những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến đường sinh sản hoặc xuất hiện những hậu quả của các bệnh tật có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén.

- Phải chủ động kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số con mong muốn.

kham-sk-1-15204601629931154063917

Mục đích của việc chăm sóc SKSS tiền hôn nhân:

- Chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống tình dục vợ chồng.

- Phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.

- Chuẩn bị để có một cuộc sống tình dục thoải mái, thỏa mãn và an toàn nhất.

- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch một cách hiệu quả nhất.

- Dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con trong tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn về sau.

Như vậy có thể thấy việc chăm sóc SKSS trước hôn nhân là một việc cực kỳ quan trọng, không những trong việc xây dựng, giữ gìn hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình mà còn góp phần giảm hậu quả xấu về mặt sức khỏe cho xã hội và cộng đồng.

Lợi ích của việc chăm sóc SKSS tiền hôn nhân:

– Chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống tình dục vợ chồng.

– Phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.

– Chuẩn bị để có một cuộ sống tình dục thoải mái, thỏa mãn và an toàn nhất.

– Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch một cách hiệu quả nhất.

- Dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con trong tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn về sau.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng tiếp Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam

Ngày 07/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã tiếp và làm việc với ông Matt...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng làm việc với đoàn đại biểu Đại sứ quán và Văn phòng Nội các Nhật Bản

Ngày 04/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với...

Tăng cường hợp tác quốc tế về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Ngày 23/1/2023, Cục Dân số, Bộ Y tế phối hợp với Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đã có buổi tiếp và làm...

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trao quyết định chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Cục Dân số

Sáng ngày 23/01/2024, tại Cục Dân số đã diễn ra Lễ công bố và trao quyết định chỉ định tham gia Ban Chấp hành...