Sự thật chuyện ăn trứng ngỗng giúp con thành thiên tài

Thứ Tư, 26/06/2019 08:44 AM (GMT+7)

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn con thông minh, mẹ bầu nên ăn nhiều trứng ngỗng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này chưa hẳn đã đúng.

trung-ngong

Chưa có bằng chứng nào khẳng định ăn trứng ngỗng giúp con thông minh

Quan niệm dân gian cho rằng, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp thai nhi phát triển tốt, đặc biệt là phát triển trí não, giúp con sau này sinh ra được thông minh, lanh lợi, thậm chí là thiên tài. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh. 

Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của bà bầu, bổ sung viên sắt/acid folic trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này... chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không. Đây là chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, viện Dinh dưỡng Quốc gia với báo điện tử VOV.

Cũng theo thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh – Giảng viên trường đại học Y Hà Nội chia sẻ với Infonet, nhiều bà mẹ khi mang thai được bồi bổ quá mức và ngược lại cũng có nhiều bà mẹ bồi bổ không đúng nên chất lượng dinh dưỡng vẫn thiếu hụt.

Bác sĩ Anh kể có những sản phụ tâm sự với bà việc họ bị ép ngày nào cũng ăn trứng ngỗng đến phát sợ nhưng vì mọi người đều muốn tốt cho em bé và bản thân bà mẹ này cũng muốn tốt cho em bé nên cố ăn.

Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng trứng ngỗng cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cả độ ngon lẫn độ bổ đều thua trứng gà.

Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác.

Do đó, thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh, mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Tuy nhiên, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.

Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần vì trứng ngỗng cũng có lượng cholesterol, hơn nữa trứng ngỗng có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu.

Vì thành phần dinh dưỡng không có gì nổi bật của chúng nên mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn trứng ngỗng theo các quan niệm dân gian. Với trứng ngỗng khi ăn, mẹ bầu cũng nên chế biến chín hoàn toàn để dùng.

Bác sĩ Anh cho biết đây là sai lầm của không ít người Việt trong chăm sóc dinh dưỡng thai nhi dẫn đến thai nhi phát triển dinh dưỡng không đồng đều.

Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng không bằng trứng gà

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.

Kết quả từ của một cuộc nghiên cứu cho thấy, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà).

Trong 100 gam trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%).

Ngoài ra, về an toàn vệ sinh thực phẩm, trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô ráo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng. Vì vậy, trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.

Lời khuyên của các bác sĩ

Các mẹ nên biết, mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau - không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng. Vì thế, mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 2 - 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, lại khó tiêu, gây trở ngại với sức khỏe bà bầu.

Đồng thời, cũng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, để các thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho nhau. Bà bầu có thể bổ sung trứng gà, trứng ngỗng, trứng chim cút vào thực đơn mỗi ngày tuy nhiên cần ăn ở mức độ vừa phải, với trứng gà là 3-4 quả 1 tuần, trứng ngỗng chỉ nên ăn 1 quả/tuần. Vì vậy các bà bầu đừng bao giờ ép mình ăn nếu c,ơ th.ể không có nhu cầu.

Muốn tăng cường trí thông minh cho bé, mẹ bầu nên làm gì?

Còn TS. Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, trong quá trình mang thai, người mẹ được chia ra làm 3 quý và cả 3 quý này đều có tác dụng và thời kỳ phát triển của thai nhi khác nhau. Ở từng thời điểm mà dinh dưỡng thai nhi sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bác sĩ Ánh cho rằng ông “thấy lạ” khi có những bác sĩ chỉ kê canxi và sắt cho phụ nữ mang thai uống mà quên hết các giá trị dinh dưỡng khác.

Theo BS. Ánh, tùy vào từng giai đoạn bà mẹ cần bổ sung các chất khác nhau cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Từ khi chuẩn bị mang thai đến khi mang thai ở quý đầu bà mẹ cần bổ sung axit polic và axit này nằm ở các thực phẩm là các loại ngũ cốc, hạt… nhưng để đạt được lượng acid folic đủ cho thời kỳ này các mẹ vẫn phải uống bổ sung các loại thực phẩm chức năng có chứa chất này để tốt cho em bé và giảm nghén.

Đến quý 2 và quý 3 đặc biệt là giai đoạn cuối quý 2 trẻ bắt đầu hình thành hệ xương khớp nên cần bổ sung canxi và sắt, đến quý 3 bổ sung các chất khác như DHA… và sau sinh bà mẹ vẫn phải bổ sung canxi để tạo sữa cho em bé uống. Ngoài ra, các mẹ còn phải bổ sung các chất khác như B1, B6 và các chất dinh dưỡng khác. Các chất này nếu chỉ hấp thụ qua thức ăn không đủ mà phải bổ sung bằng các thực phẩm chức năng – ông Ánh cho biết.

Duyen

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...