Sự thật việc chuối xanh tốt cho sức khỏe, không thua chuối chín

Thứ Ba, 30/07/2019 08:45 AM (GMT+7)

Hầu hết mọi người đều ăn khi vỏ chuối ngả sang màu vàng hoặc chuối chín nhưng thật ra, chuối xanh và chuối chưa chín hẳn cũng có thể ăn được. Tuy nhiên, một vài người sẽ không thích hương vị của chuối xanh vì sẽ không ngọt và thơm như chuối chín.

chuoi-xanh

Sự khác biệt giữa chuối xanh và chuối chín

Chuối thường được hái từ trên cây khi vẫn còn xanh. Điều này sẽ giúp chuối không bị chín quá từ trước khi đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, bạn có thể tìm thấy chuối xanh được bày bán ở chợ, các cửa hàng thực phẩm và siêu thị.

Ngoài sự khác biệt về màu sắc, chuối xanh và chuối chín cũng có rất nhiều đặc điểm khác nhau:

- Hương vị: Chuối xanh sẽ không ngọt như chuối chín mà có vị đắng và hơi chát.

- Cấu trúc: Chuối xanh sẽ cứng hơn chuối chín, đôi khi được mô tả là cứng như đá

- Thành phần: Chuối xanh giàu tinh bột hơn chuối chín. Khi chuối chín và ngả vàng, lượng tinh bột trong chuối sẽ được chuyển hóa thành đường. 

Ngoài ra, chuối xanh khó bóc vỏ hơn, trong khi chuối chín rất dễ bóc vỏ.

Tóm lại: Chuối xanh và chuối chín khác nhau về hương vị và kết cấu. Chuối xanh cũng chứa nhiều tinh bột hơn.

Khi chuối chín, lượng tinh bột trong chuối sẽ thay đổi

Chuối chưa chín chủ yếu giàu tinh bột, chiếm khoảng 70-80% khối lượng của một quả chuối. Đa số tinh bột có trong chuối là tinh bột phản tính hay tinh bột kháng (resistant starch), vốn không được tiêu hóa tại ruột non. Bởi vậy, tinh bột dạng này thường được coi là một loại chất xơ.

Ăn chuối hàng ngày nhưng ít người biết 7 công dụng từ vỏ chuối: Nhớ đừng vứt vào thùng rác Tuy nhiên, khi chín, chuối sẽ mất dần lượng tinh bột đó. Trong quá trình chín, lượng tinh bột sẽ được chuyển hóa thành đường đơn (như sucrose, glucose và fructose). Thật thú vị, chuối chín chỉ chứa khoảng 1% tinh bột.

Chuối xanh cũng là nguồn cung cấp pectin tuyệt vời. Đây là một loại chất xơ được tìm thấy trong trái cây, có thể giúp trái cây giữ được cấu trúc cứng của mình. Khi trái cây bị chín quá, các phân tử pectin sẽ bị phá vỡ, khiến trái cây bị mềm và nhũn.

Hàm lượng tinh bột và pectin có trong chuối xanh có thể đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm việc cải thiện sự kiểm soát đường huyết và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Tóm lại: Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng và pectin tốt cho sức khỏe. Khi chuối chín, hầu hết tinh bột biến thành đường.

Chuối xanh và chuối chín đều rất giàu dinh dưỡng

Chuối xanh và chuối chín đều là những nguồn cung cấp những chất dinh dưỡng rất quan trọng. Mặc dù chưa có tài liệu nào ghi lại chính xác các thành phần dinh dưỡng có trong chuối xanh nhưng loại quả này cũng có chứa các vi chất dinh dưỡng tương tự như chuối chín.

Một trái chuối xanh hoặc chuối chín có kích thước trung bình (khoảng 118g) chứa:

- Chất xơ: 3.1g

- Kali: 12% nhu cầu khuyến nghị một ngày

- Vitamin B6: 20% nhu cầu khuyến nghị một ngày

- Vitamin C: 17% nhu cầu khuyến nghị một ngày

- Magie: 8% nhu cầu khuyến nghị một ngày

- Đồng: 5% nhu cầu khuyến nghị một ngày

- Mangan: 15% nhu cầu khuyến nghị một ngày 

Một quả chuối như vậy cũng chứa khoảng 105 calo, trong đó 90% lượng calo đến từ tinh bột. Ngoài ra, chuối có chứa rất ít chất béo và protein.

Tóm lại: Chuối xanh và chuối chín đều giàu chất dinh dưỡng, bao gồm kali, vitamin B6 và vitamin C. Chúng chứa gần như hoàn toàn carbs nhưng có rất ít protein và chất béo.

Chuối xanh giúp bạn nhanh no và giảm cảm giác thèm ăn

Chuối xanh thường khiến bạn no rất nhanh do chứa nhiều hàm lượng chất xơ. Cả tinh bột phản tính và pectin có trong chuối xanh đều có liên quan với việc tăng cảm giác no sau khi ăn. Những loại chất xơ này có thể sẽ giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, do vậy, giúp bạn ăn ít hơn.

Thêm vào đó, ăn chuối còn giúp bạn nạp vào ít calo hơn. Đây được xem là một loại thực phẩm có thể hỗ trợ cho quá trình giảm cân.

Tóm lại: Chuối xanh có tác dụng làm giảm sự thèm ăn do hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cao.

Chuối xanh có thể cải thiện hệ tiêu hóa

Các chất dinh dưỡng trong chuối xanh cũng có tác dụng như một loại prebiotic. Thay vì bị phân hủy tại ruột, tinh bột phản tính và pectin sẽ trở thành món ăn để nuôi dưỡng các loại lợi khuẩn có mặt tại đường ruột.

Các lợi khuẩn sẽ làm lên men 2 loại chất xơ này, sản xuất ra butyrate và các chuỗi axit béo ngắn. Axit béo chuỗi ngắn có thể có rất nhiều lợi ích trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Hơn nữa, có một số bằng chứng cho thấy rằng các axit béo chuỗi ngắn có thể giúp phòng ngừa ung thư đại tràng.

Tóm lại: Tiêu thụ chuối xanh có thể giúp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Nó cũng có thể làm tăng sản xuất các axit béo chuỗi ngắn, rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa.

Chuối xanh giúp kiểm soát đường huyết

Lượng đường huyết tăng cao là một vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại. Nếu không được điều trị kịp thời, theo thời gian, tình trạng tăng đường huyết có thể sẽ dẫn đến tiểu đường tuýp 2và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe khác.

Cả pectin và tinh bột phản tính trong chuối xanh đều có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Chuối xanh, chưa chín còn được xếp vào loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp, là 30. Còn GI của chuối chín hẳn cũng khoảng 60.

Tóm lại: Pectin và tinh bột kháng trong chuối xanh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là sau bữa ăn.

Vậy có khi nào chuối xanh lại không tốt không?

Nhìn chung, chuối xanh được coi là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số báo cáo trực tuyến cho thấy một số người sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu sau khi ăn chuối xanh, bao gồm chướng bụng, đầy hơi và táo bón.

Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng khi ăn chuối xanh nếu bị dị ứng với cao su. Bởi loại quả này có chứa protein tương tự như protein gây dị ứng có trong cao su.

Tóm lại: Chuối xanh cũng được xem là lành mạnh mặc dù có thể gây một số vấn đề tiêu hóa ở một nhóm người nhất định. Những người dị ứng với cao su nên cân nhắc trước khi ăn chuối xanh.

Kết luận: Như vậy cả chuối chín và chuối xanh đều có các lợi ích về sức khỏe khác nhau, tùy thuộc vào những gì cơ thể cần và thích hợp.

Duyen

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...