789

Sức ép có con trai khiến phụ nữ mắc nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi

Thứ Sáu, 01/09/2017 12:00 AM (GMT+7)

Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số tổ chức tọa đàm: "Trầm cảm sau sinh: Chúng ta biết gì? Có thể làm gì?”

Sáng 30/08, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số tổ chức tọa đàm: "Trầm cảm sau sinh: Chúng ta biết gì? Có thể làm gì?”.

Tại đây, các chuyên gia cho biết: cứ 4 phụ nữ mang thai thì có 1 người có thể bị trầm cảm sau sinh. Đặc biệt, trong trường hợp gia đình đã có con gái mà người chồng thích con trai thì người vợ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với bình thường.

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn nguy hiểm có tác động tiêu cực đến phụ nữ và trẻ sơ sinh. Theo nghiên cứu mới nhất, tại nước ta, cứ 4 phụ nữ thì có 1 người có thể bị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác trong vòng một năm sau sinh. 

Bạo lực gia đình và áp lực phải có con trai để nối dõi tông đường là những nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ trầm cảm đối với phụ nữ sau sinh. Trong những trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử ở người mẹ hoặc gây tổn hại cho con. Có tới 6,2% phụ nữ bị chồng bạo hành đã sinh non và 4,9% sinh con nhẹ cân.

Ở nước ta có hơn 1/3 phụ nữ mang thai bị bạo hành, nhưng có gần một nửa số trường hợp không thông báo cho người khác. Phụ nữ sinh con gái một bề có nguy cơ bị chồng bạo hành trong quá trình mang thai gấp 2 lần so với phụ nữ có con trai. Bạo lực tinh thần là hình thức phổ biến nhất đối với phụ nữ mang thai, chiếm 32,2%, tiếp theo là bạo lực tình dục 9,8% và bạo lực thể xác 3,5%. 

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) 

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: các kết quả nghiên cứu vừa nêu đã đưa ra các khuyến nghị để vấn đề bạo lực, trầm cảm đối với phụ nữ mang thai được cơ quan chức năng quan tâm giải quyết: “Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức, đối tác phát triển khác để nghiên cứu, tập họp dữ liệu đủ sức thuyết phục để đưa ra những can thiệp về chính sách. Từ đó có thể trở thành những thực hành thường quy cho cán bộ y tế khi mà chăm sóc trước sinh, sau sinh. Bên cạnh việc dự phòng tai biến sản khoa, phòng nhiễm khuẩn thì phải chăm sóc về tâm lý nữa”./.

Theo Đài tiếng nói Việt Nam

System

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...