Tại sao người bị bệnh gan nên hạn chế uống trà xanh?

Thứ Tư, 25/09/2019 02:11 PM (GMT+7)

Người bị bệnh gan cần hạn chế uống trà xanh bởi chất Polyphenol trong trà xanh ở liều lượng lớn có thể gây hại và tổn thương cho gan.

PGS.TS.BS.TTUT Nguyễn Viết Lượng, Học viện Quân y cho biết, trà xanh có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy mạnh cơ chế đốt chất béo của cơ thể, giúp duy trì cân nặng ở ngưỡng tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, chất EGCG có trong trà xanh là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng chống viêm, chống vi khuẩn, loại bỏ các gốc tự do và chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư. Trong trà xanh cũng có chứa các hợp chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như catechin hay poly-phenol củng cố hệ miễn dịch.

tea

Tuy nhiên, người dùng cũng cần thận trọng khi sử dụng trà xanh.

Trong trà xanh có chứa chất polyphenol bao gồm EpiGalloCatechin-3-Gallate (EGCG). Chất này có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư, chống lão hoá... và tốt cho cả gan, chống virus viêm gan B, C, E phát triển, nếu sử dụng một hàm lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu dùng hàm lượng cao (700-2000mg EGCG/ngày) các nghiên cứu cho thấy Polyphenol gây hại và gây tổn thương cho gan.

Vì vậy, khuyến nghị: Người bình thường có thể uống mỗi ngày tới 10 ly trà xanh vẫn an toàn nhưng với người đã có tiền sử bệnh gan nếu uống chỉ nên 2-3 ly/ ngày.

Không nên uống trà xanh vào sáng sớm khi bụng còn rỗng. Chất caffeine trong trà xanh có thể khiến cơ thể bị mất nước, kích thích tiết acid dạ dày và làm bụng cồn cào, khó chịu. 

Ngoài ra, nhiều người có thói quen uống trà xanh ngay sau khi ăn, nhưng điều này là không nên. Khi tanin tanin trong trà xanh kết hợp với protein trong thức ăn tạo ra hợp chất proteinnate là chất tủa tạo màng vững chắc bám lên vi nhung mao ruột gây ức chế hấp thụ dinh dưỡng và tạo mảng bám, túi thừa trên dạ dày, ruột dần dần có thể dẫn đến ung thư. Chưa nói tanin còn ức chế hấp thu sắt. Do đó chỉ nên dùng trà xanh ít nhất phải 30 phút sau ăn.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....