789

Tại sao người cao tuổi thường dễ mắc bệnh mất ngủ

Thứ Sáu, 25/01/2019 03:21 PM (GMT+7)

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người cao tuổi dễ bị mất ngủ. Việc thường xuyên mất ngủ sẽ khiến cho sức khỏe của người cao tuổi bị ảnh hưởng rất nhiều. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân mất ngủ qua bài viết dưới đây nhé!

Empty

1/ Nguyên nhân người già bị mất ngủ

Theo sự nghiên cứu của các chuyên gia việc mất ngủ ở người già có 2 nguyên nhân chủ yếu. Nguyên nhân sinh lý do tuổi già và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân mất ngủ của người cao tuổi là do qua quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Hệ thống kiểm soát nhịp sinh học của con  người sẽ bị giảm sút, và nhịp thức ngủ của người cao tuổi cũng sẽ bị thay đổi. Việc mất ngủ còn có thể do sự thay đổi môi trường sống, thay đổi hoạt động thường ngày dẫn đến rối loạn của cơ thể trong đó có giấc ngủ.

Ngoài ra còn có nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi là chứng ngừng thở khi ngủ và chứng rối loạn vận động chân có chu kỳ khi ngủ. Chứng bệnh này sẽ tăng lên khi tuổi càng cao.

Nguyên nhân từ bệnh lý gây chứng mất ngủ của người cao tuổi là đau cơ khớp do chức năng của thận kém, hay đi tiểu đêm. Những bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer cũng rất dễ dẫn đến mất ngủ.

Ngoài ra rối loạn lo âu, đặc biệt người cao tuổi có những yếu tố sang chấn tâm lý như tang tóc, mất đi người bạn đời, bạn thân, nghỉ hưu, sự cô đơn...cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ ở nhiều người cao tuổi

Việc mất ngủ còn do nguyên nhân từ các thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu. Thường xuyên ngủ ngày hoặc hay nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm.

2/ Cách khắc phục chứng mất ngủ ở người già

Empty

Người già nên giải quyết cho xong hoặc tạm gác hết những vấn đề khiến bạn lo lắng trong ngày. Để tạo cho mình cảm giác thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi lên giường ngủ.

Ngoài ra các bạn cũng nên tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ. Lưu ý hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và duy trì nhiệt độ phòng phù hợp khi ngủ.

Nên đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước khi đi ngủ các bạn nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

Tạo cho bản thân thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Ví dụ có thể duy trì thói quen tắm nước nóng, nghe một bản nhạc nhẹ rồi lên giường ngủ vào mỗi ngày.

Đặc biệt luyện thói quen nên xuống giường ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Điều này sẽ khiến cho bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ tiếp làm cho sơ đồ giấc ngủ của bạn bị thay đổi.

Với những người già dù không có việc gì làm thì cũng không nên ngủ nhiều vào ban ngày. Để tránh cảm giác buồn ngủ, tốt nhất bạn hãy tạo một môi trường làm việc, sinh hoạt có đủ ánh sáng.

Cũng không nên bố trí phòng ngủ kèm các công năng khác như là nơi đọc sách, xem tivi. Tuyệt đối không khiến phòng ngủ trở thành nơi vợ chồng cãi nhau hoặc làm ngoài giờ, điện thoại trao đổi công việc….

Ngoài ra các bạn cũng nên hạn chế sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Tuyệt đối tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều đồ ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh mất ngủ ở người cao tuổi mà các bạn nên lưu ý. Bệnh mất ngủ không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe làm cho người đó luôn mệt mỏi, không làm được việc gì.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...