Tại sao người già bị nghẹn?

Thứ Hai, 01/10/2018 10:16 AM (GMT+7)

Càng lớn tuổi, cơ thể người già càng yếu đi, sự hoạt động của các cơ quan cũng không được hiệu quả như mong đợi. Nghẹn là một trong những vấn đề thường gặp ở người già.

Tại sao người già bị nghẹn?

Theo nghiên cứu, nghẹn là triệu chứng xảy ra khi nuốt, thức ăn bị tắc ở họng hoặc thực quản. Nghẹn là một trong những tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, nó có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách xử lý kịp thời.

Các bác sĩ chỉ ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng nghẹn chô người cao tuổi. Cụ thể:

Ở người cao tuổi, niêm mạc của ống tiêu hóa teo dần, gây giảm sút khả năng tiếp nhận thức ăn của cơ quan này. Bên cạnh đó, thành biểu mô của niêm mạc miệng cũng mỏng hơn, lợi co rút lại, khả năng nhai kém đi.

Empty

Do đó, người cao tuổi sẽ nuốt những mẩu thức ăn lớn, nhất là khi lơ đãng. Khi nuốt, sự phối hợp các chức năng ở họng mất sự nhịp nhàng, khiến thức ăn dễ bị rơi nhầm vào khí quản, gây nên tình trạng sặc và nghẹt thở.

Thức ăn lớn còn làm bít tắc thực quản, người già sẽ cảm thấy khó nuốt, nấc, nôn ọe. Lúc này, cửa tanh môn mở ra, miếng thức ăn dễ di chuyển vào khí quản. Hậu quả là bệnh nhân ho kịch liệt, nói không ra tiếng, khó thở, có thể bị nghẹt thở.Nếu thức ăn làm tắc khí quản có thể gây tím tái mặt, thần sắc lờ đờ, nấc cụt, có thể dẫn đến tử vong.

Vậy nên, bị nghẹn đối với người cao tuổi là vấn đề vô cùng nguy hiểm. Khi vừa phát hiện bị nấc cần có phương án điều trị nhanh chóng. Nếu ở mức độ nghiêm trọng thì nên đi khám bác sĩ.

Cách xử lý khi người già bị nghẹn

Theo các bác sĩ, các xử lý đơn giản và nhanh nhất là cho người già uống nước, nuốt từ từ, nhẹ nhàng. Trường hợp uống nước vẫn không hết thì hãy cho người già uống 1 cốc sữa tươi không đường. Chỉ cần vài phút sau là cơn nghẹn sẽ qua hết.

Nếu trong điều kiện không có nước, không có sữa, hay cho người già cúi người về phía trước, ho thật mạnh. Khi ho, dòng khí tạo ra có tác dụng đẩy thức ăn lớn ra khỏi đường hô hấp. Hoặc ít ra cũng tạo ra được khe hở cho việc thở. Sau đó, dùng tay vỗ nhẹ vào vùng lưng giữa hai xương  bả vai, cơn nấc nghẹn cũng sẽ hết.

Trong trường hợp người già bị nghẹn vẫn tỉnh táo thì hãy cho nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên phía trước. Động viên họ cố ho mạnh. Khi ho, sẽ tạo ra dòng khí nhằm đẩy thức ăn ra ngoài đường hô hấp hoặc ít ra cũng tạo được khe hở cho việc thở. Người cấp cứu đứng phía sau, dùng khuỷu tay đập mạnh 4 cái vào lưng hoặc xương bả vai.

Empty

Nếu tình huống cho phép, người cấp cứu đứng đằng sau, để nạn nhân hơi cúi về phía trước, ôm ngang bụng nạn nhân, hai tay khóa chặt, dùng ngón cái xiết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều lên miệng nạn nhân. Làm vài lần để đẩy thức ăn ở khí quản, ở cửa thanh môn ra, hoặc tạo khe hở để phục hồi chức năng hô hấp.

Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh thì nên cho nằm nghiêng. Người cấp cứu một mặt lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, một mặt dùng khủy tay đánh mạnh 4 cái vào lưng chỗ giữa hai xương bả vai.

Các cách chữa nghẹn này sẽ giúp người già tránh được sặc thức ăn, nấc, tắc thở. Sau khi hết nghẹn nên nghỉ chừng 5-7 phút rồi hãy ăn tiếp, vì nếu ăn ngay rất có thể tiếp tục bị lại.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....