Tăng cường cho trẻ các bữa ăn phụ để hỗ trợ điều trị suy dinh dưỡng

Thứ Tư, 11/09/2019 12:00 PM (GMT+7)

Dù được gọi là bữa ăn phụ nhưng vai trò của các bữa ăn này không hề phụ. Bữa ăn này là trợ thủ hoàn hảo để mẹ tăng cường dinh dưỡng cho con, đặc biệt là ở những bé biếng ăn, suy dinh dưỡng. Trong nhiều trường hợp, vai trò của bữa ăn phụ còn quan trọng hơn cả bữa ăn chính của bé.

Vai trò của bữa phụ với trẻ nhỏ

20181214_115244_507980_httpsvinmec.comuploaded.width-800

Dù được gọi là bữa ăn phụ nhưng vai trò của các bữa ăn này không hề phụ. Bữa ăn này là trợ thủ hoàn hảo để mẹ tăng cường dinh dưỡng cho con, đặc biệt là ở những bé biếng ăn, suy dinh dưỡng. Trong nhiều trường hợp, vai trò của bữa ăn phụ còn quan trọng hơn cả bữa ăn chính của bé.

Trẻ nhỏ có nhu cầu năng lượng đạt đến 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn nhưng dung tích bao tử lại nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, trẻ không thể nạp đủ thức ăn so với nhu cầu năng lượng của mình chỉ bằng 3 bữa ăn như người lớn. Việc chia nhỏ 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ bao gồm các bữa chính và bữa phụ sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bé.

Hơn nữa, với các trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, những bữa phụ hợp lý có vai trò rất quan trọng. Bữa ăn phụ không những giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé suy dinh dưỡng mà còn tạo ra sự khác biệt về khẩu vị làm bé thấy ngon miệng.

Bữa phụ nên đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm những thực phẩm thật được chế biến đảm bảo vệ sinh. Nên tránh những bữa phụ với các món ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng như bánh quy, kẹo, nước ngọt.

Bữa ăn phụ cũng là cơ hội để mẹ giới thiệu với bé những món mới mà không làm ảnh hưởng đến nguồn năng lượng của bé (trong trường hợp bé từ chối món mới trong bữa phụ thì bé vẫn không bị đói nhờ vào bữa chính).

Bữa ăn phụ cho trẻ suy dinh dưỡng

photo1535857878665-15358578786651077418474

Với những trẻ đang cần tăng cường bữa phụ, có thể sắp xếp 2-3 bữa phụ/ngày theo các giờ sau: giữa buổi sáng (9h30-10h), giữa buổi chiều (khoảng 15h), hoặc có thể cho trẻ ăn bữa phụ ngay khi tan học nếu buổi chiều trẻ không ăn gì ở trường; Ngoài ra có thể tăng thêm 1 bữa phụ tối trước khi đi ngủ.

Các bữa phụ cho trẻ nên thay đổi theo mùa. Mùa đông cần nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể, nên cho trẻ ăn những món ăn phụ giàu năng lượng như súp khoai tây thịt bò xay, súp bí đỏ kem tươi, cháo gà, bánh mì nhúng sữa, sữa bột pha - lý tưởng nên ăn thêm bánh quy (hoặc những loại bánh khác), formai, bánh kem, sô cô la, nước ca cao nóng, hoa quả nhiều năng lượng như chuối, xoài; Mùa hè nên cho trẻ ăn bữa phụ với năng lượng có thể thấp hơn nhưng cung cấp nhiều vitamin và nước như sữa chua, sữa tươi, nước hoa quả ngọt tươi, các loại chè, bánh caramen…

  • Trong các bữa phụ, để giúp tăng năng lượng cần chú trọng các thành phần chất béo, đạm động vật, sữa và các chế phẩm sữa như formai, sữa chua, caramen, váng sữa…hoa quả ngọt chín trong các bữa phụ ngọt.
  • Cần tăng cường chất béo vì đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, với cùng một trọng lượng chất béo cung cấp năng lượng cao hơn gấp đôi so với chất đạm và chất bột: ngoài ra chất béo giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt) và cung cấp các acid béo no cần thiết.Do vậy, cần tăng thêm lượng dầu, mỡ cho trẻ SDD để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng tăng cao của trẻ, trong đó nên ưu tiên mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no cần cho chuyển hoá của trẻ. Do vậy cháo- súp gà sẽ là một lựa chọn bữa phụ rất tốt cho trẻ nếu hợp khẩu vị.
  • Sữa là nguồn cung cấp đạm với các acid amin quý và dễ hấp thu, là nguồn cung cấp nhiều canxi hữu cơ và các yếu tố vi lượng rất dễ hấp thu. Vì thể sữa được coi là loại thực phẩm có thành phần hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ và cả cho sức khỏe mọi người. Cho trẻ uống sữa, ăn pho mát mềm, ăn sữa chua đều là những bữa phụ lý tưởng.
  • Trứng gà là thức ăn bổ, rất tốt cho trẻ em. Trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đói do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng có nhiếu chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng, do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên cho ăn lòng đỏ. Thành phần chủ yếu của lòng trắng trứng là đạm, vì thế nên cho trẻ trên 1 tuổi ăn trứng cả quả. Không chỉ nên dùng trứng trong bữa ăn chính, mà ở dạng trứng luộc rất tiện cho trẻ mang đến trường dùng làm bữa ăn phụ vừa ngon, bổ, rẻ vừa tiện lợi. Với trẻ em thường không có vấn đề cholesterol máu cao, vì thế nếu trẻ thích ăn trứng, nên tăng cường cho trẻ ăn hàng ngày 1-2 quả rất tốt cho sức khỏe.
  • Về hoa quả tươi cũng nên tăng cường cho trẻ SDD ngày 1-2 bữa phụ vì có chứa nhiều các acid hữu cơ có tác dụng kích thích tiêu hoá. Một số quả như dứa có men bromelin, đu đủ có men papain giúp trẻ tiêu hoá tốt thức ăn. Chuối, hồng xiêm có tác dụng tốt với tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá. Nên cho trẻ ăn đa dạng quả để có được nhiều loại vitamin và khoáng, nhất là hoa quả chin ngọt nhiều đường fructose cao năng lượng và dễ hấp thu.

Với một số thông tin trên, hy vọng sẽ giúp các gia đình có thể chuẩn bị những bữa ăn phụ ngon miệng, năng lượng cao cho các bé SDD đang biếng ăn và chậm lớn.

Theo GĐVN

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...