Tập huấn cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ Sáu, 27/09/2019 04:46 PM (GMT+7)

Sáng 26/9/2019, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với Ban chỉ đạo công tác DS&PT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị “Tập huấn cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cho các nhà hoạch định chính sách, đại biểu dân cử, đại diện các cơ quan quản lý, ban, ngành, đoàn thể năm 2019”.

 Tham dự Hội nghị có TS Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc Hội; ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục dân số (Bộ Y tế);  cùng 150 đại biểu là đại diện các vụ, đơn vị liên quan trong Tổng cục; đại biểu đại diện các nhà hoạch định chính sách, đại biểu dân cử, đại diện các cơ quan quản lý, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Thanh Hóa.

Theo thông tin từ Hội nghị, MCBGTKS đang là mối quan ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia châu Á. Tại Việt Nam, MCBGTKS tuy xuất hiện muộn nhưng phát triển nhanh và để lại hậu quả rất nặng nề. Bắt đầu từ 106,2 bé trai/ 100 bé gái (năm 2000) lên 114,8 bé trai/100 bé gái (năm 2018). Hiện đã có 55/63 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh trên 108 bé trai/100 bé gái. Đây là con số hết sức báo động.

Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.

img6854-1569576680596199330333

MCBGTKS chủ yếu do định kiến giới, ưa thích con trai hơn con gái và thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi. Định kiến lâu đời này đã ăn sâu, bám rễ trong các quan niệm văn hóa, đã tạo nên những áp lực nặng nề đối với phụ nữ về việc phải sinh được con trai và ảnh hưởng tới địa thế kinh tế, xã hội cũng như quan hệ hôn nhân, đời sống tình dục và hoạt động sinh sản của người phụ nữ. 

Để giải quyết vấn đề này, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về MCBGTKS về vài trò và giá trị của phụ nữ, trẻ em gái, thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới là công việc hết sức quan trọng và cấp bách.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh: "Sớm nhận thức được những hệ lụy của tình trạng MCBGTKS, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm kiểm soát tình trạng MCBGT".

Đồng thời ông Tú mong muốn: "Tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ vào cuộc tích cực của các cấp, ngành từ TW đến địa phương và mọi tầng lớp nhân dân, nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về công tác dân số trong tình hình mới, can thiệp một cách hiệu quả góp phần kiểm soát tình trạng MCBGTKS".

p9265859-1569481536693129892827

Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Nguyễn Doãn Tú gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, các sở, ban, ngành, đoàn thể... đã ủng hộ thiết thực, góp phần thực hiện thành công chương trình dân số

Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Bá Cẩn - Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo công tác DS&PT Thanh Hóa xác định, công tác dân số nói chung và giải quyết vấn đề MCBGTKS là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, Sở đã tham mưu cho tỉnh nhiều kế hoạch, đề án nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính với nhiều hoạt động thiết thực như: truyền thông, hội nghị, hội thảo…

Năm 2019, ngành y tế Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị Quyết số 20, 21 về Công tác Y tế, Dân số của BCH TW Đảng lần thứ 6, khóa XII. Trong thời gian qua, Chi cục Dân số đã tham mưu tốt cho ngành và đang tiếp tục triển khai thực hiện các Đề án hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời cam kết chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Đề án KSMCBGTKS cùng với các nhiệm vụ cho giai đoạn Dân số và phát triển.

p9265870-1569481762977715660475

Ông Nguyễn Bá Cẩn - Phó Giám đốc sở Y tế Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị

Cũng tại hội nghị, Tiến sĩ Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc Hội đã thông tin một số nội dung về quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và được bổ sung, phát triển trong chiến lược 10 năm 2011-2020 đối với lĩnh vực dân số. 

Theo đó sau nhiều năm thực hiện chính sách DS - KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa VII) đề ra và được tiếp tục duy trì, chất lượng dân số được cải thiện rõ nét, công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về DS - KHHGĐ, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và DS - KHHGĐ được phát triển cả về chất và lượng… góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ông Lợi lưu ý một số vấn đề công tác dân số cần quan tâm trong thời gian tới, đó là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về dân số theo hướng tiếp tục chuyển hướng từ DS - KHHGĐ sang dân số và phát triển, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số một sách toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bổ dân số, bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số theo hướng tinh gọn, chuyên ngiệp, hiệu quả.

GiadinhNet

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...