Tất cả những điều cần biết về bệnh giang mai bẩm sinh

Thứ Ba, 26/05/2020 09:44 PM (GMT+7)

Giang mai bẩm sinh là bệnh xảy ra khi người mẹ mắc giang mai truyền bệnh cho con trong thai kỳ.Giang mai bẩm sinh có thể có tác động lớn đến sức khỏe của thai nhi.

Mới đây, bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ tiếp nhận bé C. 1 tháng tuổi trong tình trạng bú kém, da xanh nhợt, khó thở, rút lõm lồng ngực, bụng chướng, tuần hoàn bàng hệ nổi rõ, gan, lách to và đặc biệt trẻ có vết chợt loét vùng mông, lòng bàn chân. Qua xét nghiệm, cả bé và mẹ đều dương tính với xoắn khuẩn giang mai.

Mối nguy hiểm của bệnh giang mai bẩm sinh:

- Thai chết lưu

- Trẻ tử vong trong lúc sinh

- Sinh non

- Cân nặng khi sinh của trẻ thấp

Những trẻ mắc giang mai bẩm sinh nếu không được điều trị sẽ có thể phát triển các triệu chứng về sau này và chết vì nhiễm trùng. Trẻ cũng có thể chậm phát triển hoặc co giật.

Các vấn đề sức khỏe đối với trẻ sinh ra đã mắc giang mai

- Biến dạng xương

- Thiếu máu

- Phì đại gan và lá lách

- Vàng da và vàng mắt

- Các vấn đề về não và thần kinh, có thể bị mù hoặc bị điếc

- Viêm màng nào

- Viêm da

Dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ mắc giang mai bẩm sinh:

giangmai

Ở trẻ dưới 2 tuổi, các triệu chứng có thể bao gồm:

- Gan hoặc lách to

- Không tăng cân hoặc không phát triển mạnh (cân nặng thấp trước và sau khi sinh)

- Sốt

- Hay cáu gắt

- Kích ứng và nứt da quanh miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn

- Phát ban xuất hiện như những mụn nước nhỏ, đặc biệt là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Sau đó chuyển sang phát ban màu đồng, phẳng hoặc nhấp nhô

- Bất thường xương

- Không thể di chuyển một cánh tay hoặc chân đau

- Chảy nước mũi

Các triệu chứng ở trẻ lớn và trẻ nhỏ có thể bao gồm:

- Bất thường về răng, cụ thể là răng cửa Hutchinson

- Đau xương

- Mù

- Đục giác mạc

- Giảm thính lực hoặc điếc

- Biến dạng mũi với sống mũi dẹt

- Có các mảng màu xám, giống như chất nhầy xung quanh hậu môn và âm đạo

- Sưng khớp

- Dị tật xương chày

- Sẹo ở vùng da quanh miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn

Tuy nhiên, có trường hợp, trẻ mắc giang mai bẩm sinh không có bất kỳ triệu chứng nào khi sinh. 

Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không?

Nhiều em bé bị nhiễm bệnh sớm trong thai kỳ là thai chết lưu. Việc điều trị của người mẹ làm giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh ở em bé. Em bé bị nhiễm bệnh qua đường sinh có thể dự đoán tốt hơn so với những trẻ bị nhiễm bệnh khi bắt đầu mang thai.

Trẻ sinh ra mắc giang mai bẩm sinh được điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại bệnh viện trong vòng 10 ngày. Trong một số trường hợp, chỉ cần một mũi tiêm kháng sinh.

Ngoài ra, các trẻ đang điều trị bệnh giang mai bẩm sinh cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả.

Cách giảm nguy cơ để trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh

Có hai điểm quan trọng mà sản phụ cần thực hiện để bảo vệ trẻ khỏi bệnh giang mai bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiễm trùng do bệnh giang mai, gồm:

- Xét nghiệm giang mai trong lần khám thai đầu tiên.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai trước và trong khi mang thai

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...