789

Teo tinh hoàn- Nỗi sợ của các quý ông

Thứ Sáu, 26/07/2019 03:25 PM (GMT+7)

Teo tinh hoàn thường không xảy ra đột ngột mà diễn biến trong một khoảng thời gian dài

Teo tinh hoàn là tình trạng một hoặc cả hai bên tinh hoàn bị giảm kích thước so với ban đầu của nó do giảm chức năng ở tinh hoàn được quyết định bởi tế bào mầm cơ bản (sản xuất tinh trùng) và tế bào Leydig (sản xuất hormon testosteron).

teo-tinh-hoan

Nguyên nhân

Teo tinh hoàn có rất nhiều nguyên nhân gây ra như:

- Do tuổi tác: Thường gặp ở người cao tuổi, do cứng động mạch tinh hoàn làm hẹp động mạch, tinh hoàn không được nuôi dưỡng dẫn đến quá trình teo nhỏ

- Do tác dụng của phóng xạ hay hóa chất.

- Do dùng các thuốc có chứa chất corticosteroid và một số thuốc hóa trị: Các steroid sẽ gây ức chế lên trục hạ đồi- tuyến yên, cụ thể là ức chế tổng hợp hormon LH, do đó ức chế tổng hợp testosterone, cuối cùng dẫn đến teo tinh hoàn.

- Do cơ thể bị các virus tấn công như virus quai bị, HIV…: Khi cơ thể bị tấn công bởi các vius (đặc biệt là virus quai bị) sẽ gây ra quá trình viêm ở tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, làm tăng nguy cơ teo tinh hoàn,

- Xoắn tinh hoàn: xoắn tinh hoàn làm tắc nghẽn máu nuôi bìu, từ đó làm chết các tế bào mầm ở tinh hoàn.

- Chấn động cơ học: Thủ dâm quá mạnh, quan hệ tình dục thô bạo,phần dưới bị va đập với vật cứng hoặc bị tì đè trong một thời gian dài là những nguyên nhân có thể gây teo tinh hoàn.

- Căng thẳng quá nhiều: Stress hoặc các yếu tố tâm lý trầm cảm, lo ấu trong một thời gian dài khiến cơ thể tiết ra hormon adrelanin, làm các cơ trơn bao quanh mạch máu trong tinh hoàn và dương vật sẽ bị co thắt lại thường xuyên hơn, dai dẳng và liên tục hơn. Sự co thắt này làm giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn, lâu dần sẽ khiến tinh hoàn bị nhỏ lại.

- Do bất thường ở các bệnh nhiễm sắc thể: hội chứng Klinefelter (47XXY), hội chứng Prader-Willi gây ảnh hưởng tới các hormon FSH, LH dẫn tới giảm tổng hợp testosteron.

- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Giãn tinh mạch thừng tinh làm nhiệt độ trong bìu tăng, thay đổi lưu lượng máu, giảm tổng hợp testosteron.

- Bệnh xơ gan: Các tế bào gan bị tổn thương làm tăng lượng estrogen được chuyển hóa từ androgen trong cơ thể dẫn đến giảm tổng hợp testosteron, giảm kích thước ống sinh tinh, dẫn tới teo tinh hoàn

- Cồn (Alcohol): Ở nam giới nếu sử dụng quá nhiều đồ uống chứa cồn, là chất độc với tế bào Leydig. Mặt khác, cồn gây ức chế vùng hạ đồi-tuyến yên làm giảm nồng độ hormon LH, ức chế tổng hợp testossteron. 

Triệu chứng

Teo tinh hoàn thường không xảy ra đột ngột mà diễn biến trong một khoảng thời gian dài, thường có các biểu hiện sau:

- Sờ thấy 1 hoặc cả hai bên tình hoàn nhỏ hơn so với bình thường.

- Có những biểu hiện của vô sinh nam: do ảnh hưởng đến tế bào mầm là cơ quan sản xuất tinh dịch nên khi bị teo tinh hoàn, tinh dịch sau khi xuất tinh có thể suy giảm về thể tích cũng như chất lượng.

 - Suy giảm khả năng tình dục: nếu teo tinh hoàn ảnh hưởng tới tế  bào Leydig thì đồng nghĩa với việc nồng độ testosteron bị suy giảm và kéo theo suy giảm khả năng tình dục như: sự ham muốn tình dục, dương vật không cương cứng, rối loạn cương dương,…

- Có rất ít hoặc không thấy tinh trùng trong tinh dịch khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ trong trường hợp teo cả hai tinh hoàn.

- Xét nghiệm máu có thể thấy testosteron trong máu giảm.

Biến chứng

Đa số các trượng hợp teo tinh hoàn gây vô sinh những cũng có những trường hợp khắc phục được nếu phát hiện và điều trị sớm.

Điều trị

- Điều trị thuốc theo nguyên nhân, nếu do xoắn tinh hoàn hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh thì có thể điều trị được, còn do nguyên nhân khác như quai bị hoặc do bệnh lý nhiễm sắc thể,…thì rất khó điều trị.

- Hiệu quả điều trị thường thấp và phụ thuộc vào thể tích còn lại của tinh hoàn. Bình thường tinh hoàn có thể tích khoảng từ 15 - 20 ml.

      Nếu tinh hoàn teo nhỏ dưới 5 ml trở xuống thì gần như không thể điều trị được.

      Nếu thể tích tinh hoàn còn lại từ 5 - 8 ml thì khả năng phục hồi là có tuy nhiên hiệu quả sau điều trị không cao.

      Nếu thể tích tinh hoàn từ 8 - < 14 ml thì nam giới vẫn vòn hi vọng có thể phục hồi được chức năng của nó.

Phòng bệnh

- Tăng cường luyện tập thể dục.

- Ăn các thực phẩm giàu protein

- Hạn chế thuốc lá, rượu và thức uống chứa cafein.

- Hạn chế các thói quen xấu có hại cho tinh hoàn như thủ dâm quá mạnh, “thả rông” cậu nhỏ khi chơi các môn thể thao vận động mạnh, đặt laptop lên đùi khi sử dụng, tránh tì đè vùng bìu trong thời gian dài.

- Cần điều trị các bệnh của tinh hoàn: viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn,... sớm tránh biến chứng

Teo tinh hoàn có thể gây ảnh hưởng xấu khả năng sinh sản và khả năng sinh lý của nam giới. Bản thân teo tinh hoàn chỉ là hậu quả của một số bệnh không được điều trị mà thôi. Vì thế cần phát hiện sớm những bệnh ở tinh hoàn để điều trị kịp thời tránh dẫn đến teo tinh hoàn. Teo tinh hoàn thường khó điều trị và hiệu quả điều trị thì không cao vì thế nên nam giới cần chủ động phòng tránh chứ không nên chờ nó xảy ra rồi mới đi điều trị.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...