Thai ngoài tử cung – Mối nguy với mẹ bầu

Thứ Năm, 15/11/2018 03:59 PM (GMT+7)

 Thai ngoài tử cung – Mối nguy với mẹ bầu

Mang thai là khoảng thời gian thiêng liêng và hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có được “diễn phúc” có thai kỳ “xuôi dòng bén giọt” suốt 9 tháng 10 ngày. Những rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ đó là sảy thai, mang thai ngoài tử cung, sinh non… Gặp phải bất cứ rủi ro nào cũng sẽ khiến chị em bầu vô cùng đau xót. Tuy nhiên, nếu bị mang thai ngoài tử cung, không những mẹ bị mất con mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả tính mạng của mẹ nữa.

Thai ngoài tử cung là gì?

0001

Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh nhưng lại phát triển ở vị trí ngoài tử cung, thông thường là vòi tử cung (chiếm 95%), buồng trứng, ổ bụng hay ở cổ tử cung. Những nơi này thường không cung cấp đủ không gian cũng như chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển. Có 1% nguy cơ mang thai ngoài tử cung đối với thai kỳ và nó khiến thai phụ ra nhiều máu, ảnh hưởng đến tính mạng của chị em

Thai ngoài tử cung là 1 biến chứng khá phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng người mẹ nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 4,5 – 10,5/1000, tức cứ 1000 người mang thai sẽ có từ 4 – 10 thai phụ có thể bị thai ngoài tử cung.

Do nằm sai vị trí, nên khi thai phát triển ngày một lớn sẽ làm ống dẫn trứng căng ra, nhau lớn dần làm suy yếu vách của ống dẫn trứng gây xuất huyết và cuối cùng ống dẫn trứng bị vỡ làm người mẹ rơi vào tình trạng nguy kịch do mất quá nhiều máu. Thai ngoài tử cung đặc biệt nguy hiểm nếu nằm ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung vì khó chuẩn đoán sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng đến khả năng có thai sau này.

Nguyên nhân gây thai ngoài tử cung

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung, như vòi trứng bị hẹp, tắc bẩm sinh; khối u vùng phụ như u nang buồng trứng; do trứng di chuyển chậm hơn bình thường; viêm nhiễm bộ phận sinh dục do vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc do nạo phá thai làm tắc, hẹp vòi trứng; can thiệp trước đó trên vòi trứng như những lần mổ ở vùng bụng cũng có thể gây viêm dính (bên trong hay bên ngoài vòi trứng), làm thay đổi hướng đi của vòi trứng (vòi trứng bị kéo dài, gập góc …).

Một điều đáng lo ngại là tình trạng thai ngoài tử cung đang ngày càng gia tăng. Thống kê tại Mỹ cho thấy tỷ lệ này ở thập kỷ 80 đã tăng gấp 5 lần so với 10 năm trước đó, theo phỏng đoán của các chuyên gia có thể là do tình trạng viêm nhiễm sinh dục, nạo phá thai ngày càng nhiều.

Nhận biết mang thai ngoài tử cung

Phần lớn các ca thai ngoài tử cung xảy ra ở tuần thứ tư đến tuần thứ mười của thai kỳ. Có nhiều trường hợp được phát hiện chậm trêc có thể gây nguy hiểm cho sản phụ. Triệu chứng ban đầu của hiện tượng này có thể không rõ ràng, vì vậy dễ gây nhầm lẫn cho bà bầu, như trễ kinh hay ra máu và được nghĩ là do kinh nguyệt, hoặc đau bụng dưới.

Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến khi mang thai ngoài tử cung:

- Chảy máu âm đạo một cách bất thường hoặc khác so với kỳ kinh nguyệt của bạn, máu ra nhiều hoặc ít hơn thông thường, sẫm màu hơn hoặc loãng hơn.

- Xuất hiện các cơn đau. Đôi khi bạn sẽ thấy một bên của bụng dưới đau và khó chịu, đặc biệt là khi đi vệ sinh

- Bụng dưới đau dồn dập và vai cũng đau thì đây có thể là dấu hiệu của việc vòi tử cung bị vỡ.

- Đau lưng

- Buồn nôn

- Đau đầu dữ dội

- Chuột rút

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...