789

Thai nhi 34 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg?

Thứ Sáu, 18/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ đặc biệt được quan tâm bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và sự phát triển về sau. Thai nhi 34 tuần tuổi đạt bao nhiêu kg là bình thường hiện vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều người.

Thai nhi 34 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg?

Thai nhi ở trong bụng mẹ lớn dần theo từ giờ, từng ngày. Sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống về sau. Bởi vậy, cân nặng của thai nhi bao nhiêu ở thời kỳ 34 tuần tuổi là rất quan trọng.

Theo các chuyên gia, bước sang tuần thứ 34 của thai kỳ, các bé   có kích thước tương đương một quả mít nhỏ với cân nặng khoảng 2,1 - 2,3 kg và chiều dài đo được từ đầu đến gót chân đạt khoảng 44 - 45cm (từ đầu đến mông khoảng 31 - 32cm).

Bắt đầu từ thời điểm này, các bé sẽ chuyển dịch vào tư thế sẵn sàng chào đời. Có nghĩa là các bé bắt đầu lộn đầu xuống dưới gầm âm đạo để chuẩn bị chào đời.

Ở tuần thứ 34, các mẹ sẽ thấy em bé của mình trông bụ bẫm hơn với lớp mỡ tích tụ dưới da. Lúc này, da của bé cũng bớt đỏ, và mịn, ít nhăn hơn.

Gan của bé cũng đã bắt đầu hoạt động và sản xuất các chất thải. Các dây nơron thần kinh của bé tiếp tục phát triển để tăng cường chức năng cho các giác quan. Không những vậy, móng tay của bé đã xuất hiện và tiếp tục dài thêm. Vì vậy hầu hết các bé khi chào đời đều có móng tay rất dài.

Ở tuần thứ 34, tử cung của cũng không còn quá rộng rãi để thai nhi có thể cựa quậy thoải mái.   Khi bức tường tử cung và bụng căng ra, mỏng dần, bé có thể phân biệt được ngày đêm để có chu kỳ hoạt động thích hợp, mắt bé lúc này có khả năng mở và nhắm để thích nghi với từng thời điểm.

Tuy nhiên, ở tuần 34 sọ não của bé vẫn chưa có sự gắn kết, các mảng xương sọ vẫn rời nhau để bé có thể loạt qua cổ tử cung chặt hẹp của mẹ. Mặc dù chưa đủ 9 tháng 10 ngày nhưng thời điểm này mẹ có thể sinh em bé được và em bé có thể khỏe mạnh sau khi sinh. Tuy nhiên, trong vài tuần đầu bé phải thở oxy vì phổi chưa hoàn thiện.

Cơ thể bà bầu thay đổi như nào khi bé được 34 tuần tuổi?

Càng gần ngày sinh bé, cơ thể mẹ càng càng nhiều thay đổi. Việc thay đổi này nhằm đáp ứng mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp bé chào đời an toàn. Ở tuần thứ 34, bé càng di chuyển xuống vùng xương chậu, tử cung cảu mẹ càng phồng ra chèn ép các cơ quan nội tạng khác khiến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn. Mặt khac,s việc tử cung tiếp tục to ra cũng khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nhọc, mệt mỏi. Bên cạnh đó, các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là chứng ợ nóng khi mang thai vẫn sẽ đeo bám mẹ.

Ở thời điểm này, mẹ bầu cần lưu ý rằng chân, tay, mặt và mắt cá chân có thể hơi phù nề. Đây là tình trạng giữ nước của cơ thể và nó thường sẽ tồi tệ hơn khi thời tiết ấm và vào cuối ngày. Để giải quyết vấn đề này, mẹ bầu nên uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt phù, sưng húp thì nên gọi cho bác sĩ ngay, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Ngoài ra, ở tuần thai thứ 34, mẹ bầu còn có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến khác như đầy hơi, táo bón, tăng tiết dịch âm đạo, đau lưng, bị trĩ, mất ngủ, tầm nhìn giảm...

Theo lời khuyên của các bác sĩ, sự phát triển của thai nhi đang đi đến giai đoạn quan trọng và mẹ sẽ bắt đầu phải đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ tuần 34, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ. Loại khuẩn này gây ra những tác hại vô cùng nguy hại cho thai nhi dù vô hại cho mẹ bầu.

Đặc biệt, khi thai nhi bước sang tuần thứ 34, mẹ bầu cũng nên lên kế hoạch chuẩn bị sinh và sắm sửa những món đồ cần thiết cho ngày chuyển dạ.

System

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...