Tham khảo ngay một số cách giảm mệt mỏi khi thức đêm chăm con

Thứ Bảy, 01/09/2018 12:00 AM (GMT+7)

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu sau sinh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và rơi vào trạng thái trầm cảm, stress đó chính là phải đối mặt với áp lực từ sự thay đổi của cuộc sống. Sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ chắc chắn sẽ khiến mẹ hạnh phúc nhưng cũng đồng thời làm mẹ mất ăn, mất ngủ vì thức đêm trông bé.

Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này thì hãy tham khảo ngay một số cách để có thể giảm đi các áp lực căng thẳng và mệt mỏi khi thức đêm chăm con nhé!

Các mẹ nên cố gắng ngủ đủ giấc

Tình trạng mất ngủ trầm trọng và kéo dài trong một thời gian chắc chắn sẽ khiến các mẹ bỉm sữa mệt mỏi. Do đó, lời khuyên mà các bác sĩ dành cho bạn đó chính là hãy cố gắng bù đắp sự thiết hụt thời gian ngủ bằng những giấc ngủ xen kẽ nhau, tranh thủ ngủ khi bé yêu cũng ngủ.

Nếu bạn không thể ngủ thiếp đi, đồ uống nóng và ngả người trên ghế sofa có thể là gợi ý để giấc ngủ nhanh chóng đến với bạn.

Trong tháng đầu, trẻ sơ sinh thường có xu hướng thức nhiều về đêm, trung bình là 2 tiếng một lần vì chưa thực sự quen với thời gian biểu của cuộc sống bên ngoài. Lúc này mẹ nên  dỗ trẻ ngủ xong và ngủ luôn để lấy lại được phần nào năng lượng.

Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy kê cũi của bé ngay sát bên giường để bé có thể bú và ngủ sâu giấc. Hãy tìm đến sự trợ giúp của chồng để có thể bế bé hoặc vỗ ợ hơi cho con sau khi bé đã ti mẹ.

Bạn cũng nên tạo cho mình có thói quen ngủ thiếp đi khi bé đã được bú no trong một lần bú để bé có thể ngủ giấc dài nhất. Tốt nhất hãy hãy lên giường với tâm trạng thoải mái, uống nước ấm hoặc nhờ chồng bạn massage cho bạn để có giấc ngủ ngon.

Tập cho bé ngủ thẳng giấc

Trong một vài tuần đầu, có thể bé sẽ thức và quấy khóc khi về đêm.Tuy nhiên mẹ không cần quá căng thẳng hay lo âu. Hãy tìm ra đúng nguyên nhân khiến bé khóc để giúp bé thoải mái hơn sau đó điều chỉnh dần thời gian ngủ thích hợp cho bé.

Hãy nhớ một số lưu ý như không nên cho bé ăn ngay trước khi ngủ và nhớ tắt điện để bé không bị chói mắt. Mẹ cũng nên hạn chế việc vội vàng dỗ dành cưng nựng khi bé tỉnh giấc và khóc trong đêm bởi nó sẽ dễ khiến bé có cảm giác chuộng, bện hơi mẹ và khi đó bạn sẽ khó mà rời bé trong giấc ngủ.

Chia sẻ sự giúp đỡ từ người thân

Việc nhờ đến sự trợ giúp của chồng hay người thân trong những thời gian đầu sau sinh là điều vô cùng cần thiết. Hãy chủ động đề nghị sự giúp đỡ của người thân để giảm đi các gánh nặng về việc chăm bé sơ sinh. Đặc biệt là đối với những phụ nữ sinh mổ, khi vết mổ còn đau thì tốt nhất bạn nên hạn chế vận động để vết thương mau lành.

Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé

Tăng cường sử dụng các sản phẩm có chứa tinh bột và chất béo trong các bữa ăn chính cũng sẽ giúp bạn có giấc ngủ dễ dàng và sâu hơn. Các mẹ cũng có thể sử dụng bổ sung thêm các loại hạt, sữa ngũ cốc hoặc các sản phẩm bánh, kẹo, đường, bánh kem, socola, bánh hoa quả… xen kẽ các bữa ăn để luôn có đủ năng lượng chăm sóc bé yêu.

 

System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....