789

Thần chết" thập thò bên cạnh thú cưng: Bảo vệ bé như thế nào?

Thứ Sáu, 05/04/2019 09:36 AM (GMT+7)

Câu chuyện về bé 7 tuổi bị chó tấn công dẫn đến tử vong khiến nhiều ông bố bà mẹ giật mình lo lắng. Và dưới đây là những gì bạn cần dạy con về vật nuôi để bảo vệ và phòng tránh cho bé khỏi những tai nạn, bệnh tật

bao-ve-tre

Trẻ còn quá nhỏ thì không nên cho tiếp xúc với thú nuôi

Trước sự việc đau lòng này, trao đổi với PV, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cho biết, trước đây bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cũng đã tiếp nhận nhiều cháu bé bị động vật tấn công.

Những cháu bé này thường bị chó, mèo….nuôi trong nhà cào cắn. Để con bị động vật cắn một phần cũng do cha mẹ đã không biết cách đề phòng cho trẻ. Vì thế, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã đưa ra một số cách cho những ông bố bà mẹ có con nhỏ.

“Khi trong nhà nuôi động vật, khoảng 2, 3 tuần đầu không được để trẻ một mình đến gần con vật đó. Vì trẻ vô cùng hiếu động, nhìn thấy sẽ vồ vập và trêu nó, khi ấy sẽ không biết hậu quả gì xảy ra.

Trẻ còn quá nhỏ thì không nên cho tiếp xúc với thú nuôi, tốt nhất là trẻ 5-6 tuổi hãy cho tiếp xúc và tìm hiểu thú nuôi. Bởi, trẻ dễ có những hành động vô thức như nắm đuôi kéo, cấu véo, giật ria, đánh... khiến con vật phản ứng tự vệ.

Các ông bố bà mẹ cũng nên dạy trẻ cách vuốt ve chó mèo phần lưng, không cho đùa giỡn phần mặt, đầu và phần đuôi, không cho kéo đuôi, không chơi trò giấu xương, giấu đồ ăn của vật nuôi”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Khanh, điều quan trọng nhất các gia đình nên nhớ là cần phải nghiêm khắc, không cho trẻ trêu chọc thú nuôi khi chúng đang ăn, ngủ. Vì các con vật sẽ rất dễ tức giận và tấn công trẻ.

Khi trong nhà nuôi thú thì cần phải đưa chúng đi chích ngừa dại. Mỗi ông bố bà mẹ cần nói với con điều này: “Không có con chó nào là hiền cả, vì thế con không được tiếp xúc với thú nuôi lạ khi đi đến nhà hàng xóm, đi ngoài đường”.

“Thông thường khi trẻ thấy thú nuôi hung dữ, có biểu hiện tấn công thì thường bỏ chạy hoặc đánh nó. Điều đó là sai lầm. Vì thế, bố mẹ cần dạy trẻ không bỏ chạy, đạp xe, ném đá khi khi chó lạ đến gần hay sủa về phía trẻ. Hãy dạy trẻ nhìn thẳng vào mắt chó và lùi lại dần dần”, bác sĩ Khanh phân tích.

8 nguyên tắc cần dạy trẻ về chó, mèo

1. Không đến gần những con chó, mèo lạ.

2. Đừng phá chúng khi chúng đang ăn, ngủ hay đang chăm sóc con của chúng.

3. Phải nói ngay cho người lớn biết nếu bắt gặp một con chó, mèo lạc.

4. Chỉ được chơi đùa với chó, mèo khi có người lớn bên cạnh.

5. Đừng bao giờ chọc tức chúng hoặc làm cho chúng giật mình.

6. Phải để chúng ngửi mình trước, rồi hãy vuốt ve chúng.

7. Khi có một con chó lạ đến gần, không vừa chạy vừa la hét mà phải đứng yên, không nhìn vào mắt chúng. Nếu bị ngã, nằm im giả vờ như một khúc gỗ, nếu con chó không thấy bé là mối đe dọa nó sẽ tự bỏ đi.

8. Nếu bị chó mèo cắn, phải cho người lớn biết ngay.

Phòng tránh bệnh tật từ vật nuôi

– Hàng năm gia đình cần cho vật nuôi tiêm chủng, uống thuốc sổ giun định kỳ.

– Thường xuyên giữ vệ sinh, tắm và diệt ve, bọ chét cho vật nuôi.

– Vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi.

– Khi vật nuôi có các biểu hiện bị bệnh như rụng lông, ngứa ngáy, bỏ ăn,…cần đưa ngay chúng đến phòng khám.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...