Thành phố Nam Định thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dân số

Thứ Hai, 17/02/2020 03:09 PM (GMT+7)

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Nam Định đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cùng vào cuộc thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng dân số.

images1322194_Untitled_1

Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Nam Định tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới; Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế - dân số giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 29-6-2018 của UBND tỉnh về công tác dân số, thành phố Nam Định đã ban hành kế hoạch, đề ra các giải pháp nhằm ổn định quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số. Hàng năm, UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các phường, xã khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải có chỉ tiêu về thực hiện công tác dân số - KHHGĐ. Các cơ quan, phòng, ban, đơn vị bổ sung công tác dân số - KHHGĐ vào nội dung, quy chế làm việc; vận động 100% cán bộ, công chức, viên chức trong độ tuổi sinh đẻ cam kết không sinh con thứ 3 trở lên; đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm. Các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động thực hiện công tác dân số - KHHGĐ được đẩy mạnh: Trung tâm Y tế thành phố thường xuyên phối hợp với Đài phát thanh thành phố kịp thời đưa tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số, phản ánh các hoạt động về dân số - KHHGĐ ở các địa phương, đơn vị. Năm 2019, thành phố chăng treo 225 băng rôn, 50 khẩu hiệu tuyên truyền về dân số - KHHGĐ. Phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các phường, xã lồng ghép tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân với nội dung cụ thể thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), KHHGĐ nhằm duy trì mô hình mỗi gia đình sinh 2 con. Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực truyền thông về công tác dân số - KHHGĐ cho cán bộ chuyên trách dân số của 25 phường, xã. Ban Dân số - KHHGĐ các phường, xã căn cứ tình hình thực tế tại cơ sở xây dựng kế hoạch, sử dụng băng rôn, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền rộng rãi về công tác dân số - KHHGĐ. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt CLB, sinh hoạt nhóm nhỏ, nói chuyện chuyên đề về dân số - KHHGĐ. Tăng cường truyền thông trực tiếp, tư vấn tại hộ gia đình về chính sách dân số - KHHGĐ, kiến thức CSSKSS-KHHGĐ, nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi… Cùng với công tác truyền thông, thành phố quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ, nhất là cán bộ làm dịch vụ CSSKSS và thực hiện KHHGĐ. Hàng năm, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số đều được tập huấn, cập nhật kiến thức về công tác chuyên môn nghiệp vụ; cách thu thập thông tin biến động liên quan đến lĩnh vực dân số - KHHGĐ; kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực hiện kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ tại chỗ, thuận lợi và an toàn cho các đối tượng có nhu cầu. Năm 2019, thành phố tổ chức 2 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ an toàn và thuận tiện. Kết quả năm 2019, địa bàn thành phố có 6.159 cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, trong đó có 1.004 ca đặt dụng cụ tử cung; 2.202 người sử dụng thuốc tránh thai uống; 120 ca tiêm, cấy thuốc tránh thai; 2.826 người sử dụng bao cao su; 7 ca triệt sản; gần 4.550 phụ nữ được khám sức khỏe đường sinh dục; phát hiện và điều trị cho 1.450 người mắc bệnh. Ngoài ra, thành phố Nam Định triển khai có hiệu quả các Đề án: Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi; “Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân”; “Can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và bà mẹ mang thai được tuyên truyền về “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh”, góp phần nâng cao nhận thức về nâng cao chất lượng dân số. Trung tâm Y tế thành phố phối hợp với Bệnh viện Phụ sản tỉnh thực hiện lấy mẫu sàng lọc đối với 100% trẻ sơ sinh. Đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, gia đình được hướng dẫn đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám, kiểm tra. Mô hình “Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân” được triển khai ở 6 phường, xã: Bà Triệu, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Nam Phong, Hạ Long, Vị Xuyên; thành lập 6 CLB Sức khỏe sinh sản - Tiền hôn nhân với trên 200 thành viên tham gia. Trong năm 2019, các CLB đã tổ chức 30 buổi tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành CSSKSS, kỹ năng sống; cách phòng ngừa, điều trị các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và SKSS nói riêng… cho thanh viên, trẻ vị thành niên. Tổ chức tư vấn cho hơn 600 lượt người và khám SKSS cho trên 100 trẻ vị thành niên, thanh niên. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, công tác Dân số - KHHGĐ ở thành phố đã có những chuyển biến tích cực, góp phần ổn định quy mô, cơ cấu dân số, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn. Hàng năm, thành phố hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Năm 2019 tổng số trẻ sinh ra trên địa bàn thành phố là 3.130 cháu, giảm 15 cháu so với năm 2018. Tỷ suất sinh là 12,19%0, giảm 0,2%0 so với năm 2018. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 13%, đã giảm được 0,04% so với năm 2018. Tỷ số giới tính khi sinh là 114 cháu trai/100 cháu gái (đạt chỉ tiêu kế hoạch). 

Năm 2020, thành phố Nam Định tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào việc thực hiện công tác dân số - KHHGĐ, thực hiện chỉ tiêu giảm sinh và giảm số người sinh con thứ 3 trở lên, sớm đưa về mức sinh thay thế. Phấn đấu giảm tỷ suất sinh từ 0,01%0-02%0 so với năm 2019; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,3% so với năm 2019. Để hoàn thành mục tiêu, thành phố tăng cường công tác truyền thông, đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, tiếp thị xã hội và nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS, dịch vụ dân số - KHHGĐ. Nhân rộng các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ và hiệu quả việc thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách về dân số - KHHGĐ theo quy định./.

Theo Minh Tân/Báo Nam Định

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...