Thêm nhiều muối vào thức ăn dặm của trẻ nguy hiểm như thế nào?

Chủ Nhật, 06/01/2019 06:28 PM (GMT+7)

Muối là khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người, nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu mẹ cho quá nhiều muối vào đồ ăn dặm của trẻ có thể dẫn đến nguy cơ gây hại cho thận, còi xương.

Empty

Thêm nhiều muối vào thức ăn dặm của trẻ nguy hiểm như thế nào?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Nhi đồng 1 ở bất kỳ độ tuổi nào, con người cũng cần một lượng muối nhất định. Muối (NaCl) đi vào cơ thể tách ra thành Na và Cl. Cơ thể cần muối tức là cần Na.

Tuy nhiên, Natri không chỉ có trong những gia vị mặn như muối tính, nước mắm, bột canh mà trong những thực phẩm tưởng nhạt như gạo, ngô, sữa, thịt… đã có một hàm lượng Natri nhất định.

Thế nhưng, đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm cũng cần muối nhưng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ. Theo tính toán thì trẻ dưới 12 tháng cần ít hơn 1g muối/ngày. Do vậy, lượng muối có sẵn trong sữa mẹ, sữa bột và các thực phẩm tự nhiên đã đủ muối cho trẻ.

Nếu mẹ cố tình cho thêm muối vào đồ ăn của trẻ có thể gây nhiều nguy hại. Khi ăn nhiều muối, bé phải đi tiểu nhiều hơn để thải lượng muối ra ngoài và kéo theo ion quan trọng khác, trong đó có canxi. Nhiều nghiên cứu cho rằng, trẻ ăn mặn thì tỷ lệ cao có thể mắc huyết áp và loãng xương.

Thứ hai, chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi. Nghĩa là nếu như con bạn

Việc nêm muối ấy khiến con bạn quá tải muối trong cơ thể. Trước mắt thì gây tổn thương thận và lâu dài là gây các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp…

Liều lượng muối cần và đủ cho trẻ trong ngày

Empty

Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau

- Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (

- 1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri)

- 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)

- 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)

- Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)

Vậy nên, trẻ 11 tuổi mới cần 6g muối mỗi ngày. Việc cho chỉ 1/2 muỗng muối cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dù nghĩ rằng là vừa miệng nhưng thực chất là nhiều và gây quá tải muối cho con.

Đối với trẻ ăn dặm, trong bột ăn dặm, sữa công thức, trái cây… đã có chứa đủ lượng muối cần thiết cho bé. Vậy nên, khi nấu đồ ăn mẹ không cần cho thêm muối vào.

Quan niệm muối cho ngon miệng chỉ đúng với người lớn. Còn đối với trẻ con đó là cực mặn và đánh đổi bằng hại thận, hại sức khoẻ bé. Việc nêm muối không giúp trẻ ăn ngon hơn hay làm bé cứng cáp.

Vị giác của trẻ em nhạy hơn người lớn rất nhiều. Nên nếu bé nói cay, nóng, chua, mặn, ngọt…nghĩa là bé đang nói thật. Đừng nghĩ rằng bé đang tìm cách né món ăn. Vậy nên, trước khi cho bé ăn dặm bạn nên tìm hiểu và hỏi ý kiến chuyên gia.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....