“Thích ứng với già hóa dân số nhanh ở Việt Nam: Con đường phía trước”

Thứ Ba, 02/10/2018 09:11 AM (GMT+7)

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011.

Chiều 1/10 tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia Người cao tuổi Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế (HelpAge) tổ chức buổi tọa đàm “Thích ứng với già hóa dân số nhanh ở Viêt Nam: Con đường phía trước”.Dự buổi tọa đàm có Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng, Ủy viên Thường trực Ủy ban quốc gia Người cao tuổi; bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Trung ương Hội NCT Việt Nam; bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam và đại diện các hội, cơ quan liên quan.

1

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. Chẳng hạn như: Thụy Điển phải mất tới 85 năm, Nhật Bản là 26 năm, và Thái Lan là 22 năm, trong khi dự đoán ở Việt Nam chỉ khoảng 17 đến 20 năm. Do vậy, Việt Nam cần có các chính sách và chiến lược chuẩn bị cho già hóa một cách phù hợp trong thời gian tới.Theo Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, với truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, “Uống nước nhớ nguồn- Kính lão đắc thọ”, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến NCT nhằm chăm sóc và phát huy vai trò của NCT, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT qua từng giai đoạn phát triển đất nước, kể cả những lúc khó khăn nhất. Nhiều chính sách, chương trình dành cho NCT được cụ thể hoá qua Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư…; Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2012 - 2020, Tháng hành động vì NCT… Bên cạnh sự cam kết của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, sự tích cực tham gia của chính bản thân NCT, gia đình và cộng đồng là rất quan trọng.

Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA cho biết, chúng ta đang hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người nên thông điệp “Không ai bị bỏ lại phía sau” có nghĩa là chúng ta cần phải tạo cơ hội cho những đóng góp của NCT. Cần phải cùng nhau thúc đẩy hơn nữa quyền của NCT và đảm bảo NCT được tham gia một cách đầy đủ để có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người ở các lứa tuổi khác nhau.Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Nguyễn Thị Ngọc Lan, thời kỳ già hóa đem lại những tiềm năng bao gồm cơ hội đầu tư, tăng cường chất lượng lao động và kiến thức, đem lại các lợi ích kinh tế. Nhưng đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đòi hỏi phải có những phương thức tiếp cận mới trong chăm sóc sức khỏe, tuổi nghỉ hưu, lương hưu, tăng cường sự tương tác trong xã hội và mối quan hệ liên thế hệ.

Đề cao vai trò của NCT, bà Trần Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia tổ chức HelpAge International tại Việt Nam nói: “Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt phân biệt tuổi tác, đặc biệt xóa bỏ suy nghĩ cho rằng NCT là gánh nặng, thụ động và phụ thuộc, bởi điều đó hoàn toàn trái với những gì chúng ta đang nhìn thấy hàng ngày. Phân biệt tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân gốc rễ cản trở già hóa tích cực, cản trở việc đạt các mục tiêu phát triển bền vững”.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng mong muốn, thông qua các nội dung được chia sẻ về vấn đề già hóa dân số tại buổi tọa đàm, các vấn đề đặt ra về già hóa tích cực, chăm sóc NCT, phân biệt tuổi tác, về những mong muốn của NCT và định hướng các chính sách nhằm đáp ứng với già hóa dân số ở Việt Nam trong thời gian tới.Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận về một số bài học và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam như: Thích ứng với già hoá dân số cần được coi là một vấn đề ưu tiên và đòi hỏi phải có các biện pháp kịp thời để chuẩn bị cho xã hội già trong tương lai không xa. Chính phủ cần ban hành, định hướng chiến lược tổng thể thích ứng với già hóa dân số, xây dựng chương trình hành động về già hoá dân số cho giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời, xóa bỏ các rào cản về tuổi tác trong các chính sách, lưu ý tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường xã hội để đảm bảo NCT có thể tham gia vào hoạt động kinh tế và xã hội; phát triển dịch vụ cho NCT tại cộng đồng, các mô hình câu lạc bộ NCT, đặc biệt câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau theo Quyết định 1533/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ; trung tâm chăm sóc ban ngày, ngắn ngày tại cộng đồng. Bên cạnh đó cần tăng cường truyền thông, thay đổi nhận thức, tạo môi trường phù hợp với xã hội có nhiều NCT, thường xuyên tuyên truyền giáo dục giới trẻ, để xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với NCT…

2

Kết luận buổi tọa đàm, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến cũng như đề xuất của các đại biểu, đồng thời Thứ trưởng cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu và hướng tới sửa đổi bộ Luật lao động, Luật NCT theo hướng 4 trụ cột già hóa tích cực. Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tính tới việc đánh giá chương trình hành động quốc gia NCT giai đoạn 2012 – 2020 và chuẩn bị xây dựng cho chương trình giai đoạn từ sau năm 2020.

2
Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...