Thực hư thông tin ăn rau ngải gây sảy thai?

Thứ Tư, 11/12/2019 03:41 PM (GMT+7)

Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

ngai-cuu

Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh. Trong đông y, ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu...

Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

GS Phạm Xuân Sinh – nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội cho biết quan niệm ngải cứu có thể gây sảy thai vì nếu ngải cứu thì dùng rất tốt nhưng ngải đắng lại được chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Ở nước ta không biết cây được di thực từ khi nào, chỉ biết hiện nay cây này được trồng ở một số tỉnh miền Nam như Vũng Tàu, Đồng Nai để làm thuốc và làm rượu. Loại ngải này thường được dùng chủ trị bụng đầy trướng, ăn uống không tiêu, trị cảm lạnh, sốt cao, ho nhiều.

Có thể lấy lá và quả ngải đắng và gừng tươi hãm hoặc sắc nước uống trước bữa ăn 30 phút, ngày 2 lần trị đầy bụng, ăn uống không ngon. Ngoài ra, khi bị ho, sốt cao lấy ngải và tía tô, gừng tươi, bạc hà sắc uống. Các sách đông y ghi lại loài ngải này đại kỵ với phụ nữ vì gây sảy thai. Còn ngải cứu cây thấp nhân dân vẫn dùng ăn thì không gây sảy thai.

Rau ngải có nhiều loại. Các loại rau ngải khác như ngải hoa vàng, ngải đen, ngải Nhật đều làm bài thuốc tốt. Không có chỉ định cấm trong trường hợp nào.

Lưu ý khi bà bầu ăn rau ngải cứu

Mẹ bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn.

Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, mẹ không nên ăn ngải cứu thường xuyên, nhất là vào 3 tháng đầu.

Nếu mắc chứng rối loạn đường ruột cấp tính, mẹ bầu nên tránh xa ngải cứu. Bởi ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Do đó, nếu mắc bệnh viêm gan, bầu tuyệt đối không nên ăn, bởi rất dễ dẫn đến viêm gan cấp tính do trúng độc.

Duyen

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...