Thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam

Thứ Năm, 15/08/2019 10:33 AM (GMT+7)

Sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người và các vấn đề kinh tế, xã hội.

 

Sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động. Theo thống kê, năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia thì đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới, trong đó có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (tức là uống từ 6 cốc bia/rượu trở lên trong 1 lần uống). Nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, xếp ở vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể. Nếu tính riêng nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu, bia thì trung bình một nam giới Việt Nam tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên chất vào năm 2010, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Việt Nam còn là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc.

Thực trạng gia tăng sử dụng rượu, bia tại Việt Nam đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người và các vấn đề kinh tế, xã hội.

Để giải quyết vấn đề này, sau một quá trình chuẩn bị công phu, lỹ lưỡng, ngày 14 tháng 6 năm 2019, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và ngày 28 tháng 6 năm 2019, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố đối với Luật này.

Với 7 chương và 36 điều, đây là văn bản luật quan trọng, đã chế hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm giảm hậu quả về sức khoẻ, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia gây ra, góp phần quan trọng để bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân, đạt các mục tiêu phát triển bền vững, hoàn thiện thể chế về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, đã đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo người dân, đặc biệt trong bối cảnh thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, các vụ bạo lực, tội phạm, xâm hại hại trẻ em có liên quan đến sử dụng rượu, bia.

Đây là một văn bản Luật rất khó vì vừa điều chỉnh hành vi của con người, hạn chế các tại của rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội, vừa tác động đến ngành sản xuất rượu, bia vốn đem lại nguồn thu cao cho ngân sách. Do đó, trong suốt quá trình xây dựng, lấy ý kiến cũng như thảo luận tại Quốc hội luôn có những ý kiến khác nhau, thậm chí có một số quan điểm trái chiều về các quy định của Luật. Xây đã khó nhưng tổ chức thực thi luật sẽ càng khó khăn hơn. Vậy Bộ Y tế và các bộ, ngành, cơ quan, địa phương sẽ làm thế nào để tổ chức thực thi Luật hiệu quả?

Phạm Thanh Huyền

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...