Thuốc tê nha khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thứ Sáu, 14/09/2018 01:14 AM (GMT+7)

Nhiều bà bầu mang thai từ 3 – 6 tháng thường được chỉ định sử dụng các phương pháp chữa trị khi gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm về răng miệng. Khi chữa trị chắc chắn sẽ phải sử dụng thuốc gây tê và câu hỏi đặt ra: thuốc tê nha khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thuốc tê nha khoa có tác dụng bao lâu?

Nếu bà bầu bị viêm nhiễm nặng nhưng có sức khỏe ổn định, mang thai từ 3 – 6 tháng sẽ được chỉ định làm thủ thuật nhổ răng. Trước khi nhổ răng sẽ được tiến hành tiêm thuốc tê. Việc tiêm thuốc tê nha khoa nhằm mục đích lấy cái răng đó ra khỏi xương hàm và không để sót chân răng.

Việc nhổ răng cho bà bầu không ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt hay mắt, nhưng trước khi tiêm thuốc tê bác sĩ sẽ tiến hành bôi hoặc xịt lên đó một lượng thuốc tê đủ để bệnh nhân không còn cảm giác đau.

Lidocain là loại thuốc tê thường được sử dụng trong nha khoa. Đây là thuốc tê tại chỗ nhóm amid, có thời gian tác dụng trung bình. Thuốc tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri, do đó ổn định màng và ức chế sự khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế hoạt động và tiếp đó là blốc dẫn truyền xung động thần kinh.

Empty

Thuốc tê nha khoa sẽ hết tác dụng sau khi nhổ răng. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm giác đau nhức từ vết thương nhổ răng, tính từ khi gây tê thì tác dụng của thuốc tê kéo dài khoảng 60 đến 90 phút.

Đối với trường hợp nhổ răng mọc lệch, mọc ngầm thì cần phải phẫu thuật. Lúc này bác sĩ sẽ cho liều lượng thuốc tê tăng lên cao hơn, thời gian gây tê sẽ kéo dài hơn từ 10  đến 30 phút. Ngoài ra, tùy theo tình hình cơ địa của mỗi người mà thời gian tác dụng của thuốc tê sẽ lâu hơn.

Thuốc tê nha khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trên thực tế, thuốc tê nha khoa không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Bởi đây là thuốc tê tại chỗ, tác dụng nhẹ trong khoảng 1 tiếng là tan hết không để lại tác dụng phụ. Song cũng có một số trường hợp khác có tác dụng phụ hoặc biến chứng do thuốc tê như:

-Hạ huyết áp, đau nức, rét run, rối lợn, trụy mạch, ngừng tim

- Khó thở, suy giảm hoặc ngừng hô hấp

- Ngủ lịm, hôn mê, kích động,nói líu nhíu, cơn co giật, lo âu, sảng khoái…

- Ngứa, phát ban, phù da, tê môi và đầu lưỡi

- Nôn, buồn nôn, nhìn mờ…

Empty

Theo các bác sĩ nha khoa, trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu không thực sự quá cần thiết thì bà bầu có thể hoãn việc nhổ răng lại. Bởi lúc này thai nhi vẫn còn rất yếu và sức khỏe của mẹ cũng không đảm bảo.

Thông thường chúng ta sẽ đợi qua 3 tháng giữa của thai kỳ để điều trị thì sẽ an toàn hơn. Đối với 3 tháng cuối nếu như mẹ quá lo lắng, căng thẳng khi điều trị răng miệng cũng có thể gây ra co bóp tử cung khiến sinh non. Do đó, bạn cần bình tĩnh, thoải mái khi đi điều trị để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn có thai, bạn nên báo điều này để bác sĩ sẽ cẩn thận hơn khi kê toa thuốc cho bạn và sẽ không chụp phim trong giai đoạn này.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....