789

Thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ?

Thứ Ba, 25/09/2018 03:54 PM (GMT+7)

Rối loạn kinh nguyệt có thai được không là điều mà rất nhiều người băn khoăn đó cũng là thắc mắc của đa số chị em. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng thế nào đến mang thai.

1.Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ra ngoài quy luật. Một phụ nữ khỏe mạnh chu kì kinh nguyệt kéo dài khoảng 28-30 ngày. Máu kinh khoảng 60ml cả chu kì. Số ngày hành kinh khoảng 3-7 ngày. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt thì lượng máu ra quá nhiều hoặc quá ít, số ngày kinh dài hoặc quá ngắn, máu kinh có màu bất thường, bị vón cục…

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Nữ giới dễ bị rối loạn kinh nguyệt  do rất nhiều nguyê nhân. Cụ thể có một số nguyên nhân chính:

- Đa nang buồng trứng: CHị em bị đa nang buồng trứng thì sẽ dẫn đến việc lượng estrogen tiết ra quá nhiều làm niêm mạc tử cung dày lên và bong ra gây nên hiện tượng không có trứng rụng và tức là không có kinh nguyệt.

- Bệnh lí: Phụ nữ bị các bệnh liên quan đến u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung… sẽ làm rối loạn nội tiết và gây nên rối loạn kinh nguyệt.

- Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh nguyệt chị em. Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố sẽ dẫn đến việc estrogen bất ổn và kinh nguyệt ra không đều.

- Viêm nhiễm sau sinh hoặc nạo phá thai không an toàn: Chị em sau sinh nở hoặc nạo phá thai mà không an toàn sẽ dẫn đến trường hợp viêm nhiễm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kì kinh nguyệt.

- Thiếu chất dinh dưỡng: việc thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến cho quá trình sản xuất estrogen bị ảnh hưởng từ đó dẫn đến việc không phóng noãn và gây nên rối loạn kinh nguyệt.

- Lao động nặng nhọc: Phụ nữ lao động chân tay nặng nhọc sẽ dẫn đến căng thẳng thần kinh và lâu dần sẽ gây áp lực gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

- Stress: Phụ nữ bị stress áp lực công việc kéo dài thường xuyên căng thẳng sẽ dẫn đến việc bị rối loạn nội tiết tố. Căng thẳng thần kinh khiến kinh nguyệt bị rối loạn.

- Tác dụng phụ của thuốc : phụ nữ dùng nhiều thuốc tránh thai hay thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh nguyệt. Do trong thành phần thuốc tránh thai và thuốc kháng sinh có estrogen gây ức chế quá trình rụng trứng.

Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?

Thông thường thì có những trường hợp phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt vẫn có thai được do nguyên nhân là bệnh xuất phát từ yếu tố rối loạn nội tiết tố, hay stress. Có thể điều chỉnh và thay đổi được thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt và không thể mang thai do nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố bệnh lí như nội mạc tử cung, ung thư tử cung, ung thư âm đạo….

Khi có những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tốt nhất chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh những biến cố nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản. Nếu do vấn đề nội tiết tố thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc tiêm thuốc ổn định nội tiết. Ngoài uống thuốc có thể chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

Trên đây chúng tôi vừa giải đáp thắc mắc của chị em rối loạn kinh nguyệt có thai được không. Hi vọng chị em sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình. Chúc chị em luôn khỏe!

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...