Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục

Thứ Sáu, 10/08/2018 12:00 AM (GMT+7)

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) ngày càng lây lan rộng do thói quen quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh LTQĐTD do vi khuẩn, tác nhân vi sinh vật, virut, đơn bào, kí sinh vật ngoài da hoặc nấm gây ra.

Những bệnh nào LTQĐTD?

Bệnh Chlamydia

Nếu người mẹ mang thai mắc bệnh Chlamydia thì có thể dễ dàng lây truyền sang cho con. Trẻ sinh ra ở người mẹ mắc bệnh Chlamydia có thể bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt từ khi sơ sinh.

Tất cả những người có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm chlamydia. Ở các bạn tuổi “teen” và phụ nữ trẻ, cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm trùng. Họ có nguy cơ đặc biệt cao đối với nhiễm trùng nếu sinh hoạt tình dục sớm. Đàn ông đồng tính cũng có nguy cơ lây nhiễm vì Chlamydia có thể lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn.

Bệnh Trichomonas (Trùng roi)

Bệnh trùng roi âm đạo do Trichomonas vaginalis nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì tình trạng viêm âm đạo kéo dài lâu ngày có thể gây nên các biến chứng như viêm buồng trứng, vòi trứng làm cho bệnh nhân đau đớn, có hiện tượng bị rong kinh; cổ tử cung cũng có thể bị viêm loét, đau, ngứa, niêm mạc sưng đỏ. 

Vô sinh cũng là một biến chứng thường gặp do trùng roi tiết ra chất nhày, tạo thành nút bao bọc và bít kín cổ tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào để thụ tinh nên không thể thụ thai được. 

Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây nên biến chứng viêm nhiễm đường tiết niệu với biểu hiện lâm sàng rõ hoặc không rõ. Ở một số trường hợp người phụ nữ bị bệnh trùng roi âm đạo, khi đi tiểu thường thấy đau buốt, có chất dịch mủ và tìm thấy ký sinh trùng trong nước tiểu.

Giang mai

Giang mai có thể gây ra nhiều biểu hiện và tổn thương ở khắp nơi của cơ thể tùy theo diễn tiến bệnh như da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh. Có dạng giang mai bẩm sinh do mẹ lây qua con trong thời gian mang thai. Những bà mẹ khi mang thai chẳng may bị giang mai nhưng lại không điều trị cẩn thận hoặc không điều trị thì nguy cơ lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng là khó tránh khỏi.

Người mẹ nếu mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai, dễ sảy thai do xoắn khuẩn đi vào nhau thai gây viêm động mạch, dẫn đến tắc động mạch, nhau thai bị hoại tử làm cho thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng sảy thai.

Bệnh lậu

Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có nguy cơ cao về sẩy thai, nhiễm khuẩn ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu thì vi khuẩn của bệnh có thể truyền sang cho bé. Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của bé sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể bé như nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn khớp gối và chứng viêm màng não.

Bệnh hạ cam

Bệnh này do trực khuẩn Ducrey gây ra. Triệu chứng là những vết loét đau, có mủ ở bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục hoặc ở hậu môn, thường kèm theo nổi hạch ở bẹn. Nếu chỉ bị loét bên trong thì bạn không nhìn thấy vết loét, nhưng có thể tiểu buốt, đau khi đi ngoài và khi giao hợp, tiết dịch bất thường, chảy máu ở hậu môn. Bệnh này có thể dùng kháng sinh đặc hiệu để điều trị.

Mụn cơ quan sinh dục (còn gọi là HPV)

Là những mụn cóc nổi ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Có nhiều dạng HPV, tất cả đều có thể gây sưng, ngứa ở cơ quan sinh dục hay hậu môn. Theo các chuyên gia, một số dạng HPV làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
HIV

Các triệu chứng thường xuất hiện sau nhiều năm nhiễm bệnh, gồm nhiễm trùng, sút cân, tiêu chảy, sốt, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi... Bệnh này thường lây qua quan hệ tình dục, gồm qua âm đạo, hậu môn, quan hệ tình dục đường miệng. Virut gây bệnh sẽ lây từ người này qua người khác ở tinh dịch, dịch âm đạo hay máu. Một số khác sẽ vào cơ thể người qua những vết trầy xước rất nhỏ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Yếu tố nguy cơ của bệnh LTQ ĐTD là sinh hoạt tình dục không an toàn và mại dâm liên quan đến những vấn đề có tính chất toàn cầu như:

Thay đổi quan niệm về tình dục: Khác với trước kia nhiều nước được coi là tương đối khắt khe về quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng hiện nay quan niệm này bị thay đổi dẫn đến việc quan hệ tình dục tự do, đặc biệt là các nước châu Á.
Lối sống thiếu lành mạnh, tệ nạn mại dâm trở nên phổ biến ở nhiều nước phát triển và đang phát triển cũng là một yếu tố nguy cơ rất cao của bệnh LTQ ĐTD, đặc biệt là HIV/AIDS.

Bệnh LTQĐTD và nhiễm HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó nhiễm HIV/AIDS là điển hình của bệnh LTQĐTD, có thể xem đây là hai bạn đồng hành. Khi bị bệnh LTQĐTD thì sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV; khi bị nhiễm HIV/AIDS sẽ làm cho việc điều trị các bệnh LTQĐTD sẽ trở nên khó khăn hơn, bệnh kéo dài hơn. Điều trị các bệnh LTQ ĐTD sẽ làm giảm lây nhiễm HIV đáng kể.

Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh nhân không biết mình đã mắc bệnh để đi khám kịp thời. Từ đó dẫn đến bệnh diễn biến nặng hơn, gây ra nhiều khó khăn khi điều trị và chi phí điều trị cũng tăng lên.

System

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...