Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị bệnh cước chân tay vào mùa đông hiệu quả

Thứ Năm, 20/09/2018 09:14 AM (GMT+7)

Một bệnh về mùa lạnh khá phổ biến của con người chính là chứng cước tay, chân. Đây là căn bệnh rất thường gặp vào mùa đông trên cơ thể người ở cả người lớn lẫn trẻ em. Vậy bệnh cước chân tay là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nên bệnh cước chân, tay

Khi có sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh cơ thể chúng ta không được giữ ấm cẩn thận như đi tất, sử dụng vế, … tại một số vị trí đặc biệt là các vị trí tại ngón tay, ngón chân thì các mạch máu ngoại vi dưới da tại những vị trí này bị co lại, làm cho máu sẽ trở nên lưu thông chậm đến các bộ phận khác nằm cách xa tim như chân, tay. Sau cùng dẫn đến gây lạnh tay chân, dẫn đến tổn thương mô. Khi lại được làm ấm đột ngột thì các mạch máu tại đây có thể bị vỡ dẫn đến hiện tượng đau nhức, phù nề từ đó hình thành nên chứng cước chân tay.

Nguyên nhân khác khiến chúng ta bị cước chân tay đó chính là sự tuần hoàn máu kém, điều này hình thành nên chứng cước dù là ở trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ấm áp. Sự tuần hoàn máu kém sẽ khiến các vùng ở xa tim là tay, chân không được cung cấp lượng máu cần thiết, dẫn tới dễ bị tác động bởi nhiệt độ hình thành nên bệnh.

Một số cách điều trị đơn giản bệnh cước chân tay

Sử dụng gừng thái mỏng, xoa lên vùng bị cước mỗi ngày 2 lần thực hiện liên tục trong một tuần lễ để có được những tác dụng đáng kể lên tình trạng bệnh. Ngoài ra đối với trẻ em có thể sử dụng phương pháp cho ngâm tay, chân bệnh cước trong nước gừng để điều trị bệnh.

Sử dụng lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước, cho vào một ít muối. Sau đó ngâm chân tay vào nước lá lốt ấm này khoảng 30 phút trước khi đi ngủ kiên trì thực hiện liệu pháp này để đem lại tác dụng mong muốn.

Một phương pháp khác vừa là cách điều trị chứng cước chân tay cũng là một cách phòng tránh căn bệnh này đó là hạn chế tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa. Ngoài ra, chúng ta nên thường xuyên dùng các loại kem bôi để giữ ẩm, làm mềm da và dịu cơn ngứa rát.

Luyện tập thể thao để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể để giảm bớt được sự lưu thông máu không tốt bên trong cơ thể đến các cơ quan ở vị trí xa tim gây nên bệnh cước.

Hằng ngày trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15-30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông. Sau đó lau khô, đi tất chân để giữ ấm khi đi ngủ.

Tất cả những điều này giúp điều trị tại nhà bệnh cước một cách tương đối hiệu quả. Tuy nhiên vẫn khuyến khích các bệnh nhân mang trong mình chứng bệnh cước này nên tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ da liễu chuyên khoa để được điều trị bệnh nhanh chóng.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...