Toạ đàm “Nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi ở nông thôn”

Thứ Hai, 28/12/2020 10:46 AM (GMT+7)

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Già hóa nhanh đã tạo áp lực rất lớn đối với hệ thống an sinh xã hội cũng như công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

 

Theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, trung bình 1 người cao tuổi Việt Nam mắc từ 3-5 bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính phải điều trị kéo dài, thậm chí suốt đời. Bên cạnh đó, hiện nay, gần 70% người cao tuổi Việt Nam sống ở nông thôn, trong số đó chỉ dưới 20% người cao tuổi có lương hưu và trợ cấp xã hội. Do đó, đa phần người cao tuổi ở nông thôn phải sống bằng lao động của mình hoặc bằng nguồn hỗ trợ của con cháu.

Xuất phát từ thực tế trên, để cùng nhau bàn thảo đưa ra những đề xuất, kiến nghị về những chính sách an sinh xã hội giúp người cao tuổi nói chung, nhất là người cao tuổi sống ở nông thôn ổn định cuộc sống và được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) tổ chức Tọa đàm “Nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi ở nông thôn”.

Nguyễn Phương Liên/ Thắm/ Trần Đình Nam/ Nguyễn Tiến Dương/ Lê Anh Tú

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...