Tổng quan về Nghị định 39/2015/NĐ/CP (Phần 3)

Thứ Ba, 10/11/2020 04:54 PM (GMT+7)

Ngày 27/4/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2015/NĐ/CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 15/6/2015.

Theo đó, tại Điều 10 của Nghị định, trách nhiệm của các cơ quan được quy định như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Chỉ đạo người làm công tác dân số, lao động, xã hội trong việc lập danh sách đối tượng hỗ trợ chính sách, báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ, kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ hoặc thân nhân đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ lập, bổ sung hồ sơ, xác nhận đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ;

b) Tổ chức cấp phát kinh phí cho đối tượng hỗ trợ, thu hồi kinh phí đối với đối tượng đã nhận kinh phí hỗ trợ nhưng vi phạm cam kết theo quy định;

c) Thực hiện công khai đối tượng được hỗ trợ trước và sau khi có quyết định hỗ trợ theo quy định hiện hành;

d) Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ;

đ) Quản lý, theo dõi đối tượng nhận hỗ trợ trong việc thực hiện cam kết không sinh thêm con trái chính sách dân số hoặc vi phạm chính sách hỗ trợ một lần.

e) Báo cáo thực hiện chính sách hỗ trợ.

2. Cơ quan được giao chức năng thực hiện công tác dân số cấp huyện

a) Hướng dẫn người làm công tác dân số cấp xã xác nhận đối tượng hưởng hỗ trợ sinh con đúng chính sách dân số;

b) Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ;

c) Cấp phát kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho cấp xã;

d) Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ;

đ) Báo cáo thực hiện chính sách hỗ trợ;

e) Quản lý, theo dõi đối tượng nhận hỗ trợ trong việc thực hiện cam kết không sinh thêm con trái chính sách dân số hoặc vi phạm chính sách hỗ trợ một lần.

3. Phòng Tài chính

a) Tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ do cơ quan được giao chức năng thực hiện công tác dân số cấp huyện gửi;

b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, thu hồi kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ;

c) Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ.

4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Hướng dẫn người làm công tác lao động, xã hội cấp xã trong việc xác nhận các tiêu chí của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ;

b) Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ.

5. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

a) Tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ do cơ quan được giao chức năng thực hiện công tác dân số cấp huyện gửi;

b) Hướng dẫn cơ quan được giao chức năng thực hiện công tác dân số cấp huyện xác nhận đối tượng sinh con đúng chính sách dân số, việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn;

c) Thanh tra, kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ;

d) Báo cáo thực hiện chính sách hỗ trợ.

6. Sở Y tế

a) Chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, cơ quan được giao chức năng thực hiện công tác dân số cấp huyện, người làm công tác dân số cấp xã tuyên truyền, phổ biến và thực hiện chính sách hỗ trợ một lần cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP;

b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ;

c) Báo cáo thực hiện chính sách hỗ trợ.

7. Sở Tài chính

a) Tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, thành phố vào dự toán ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn lập, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn và thu hồi kinh phí đối với đối tượng đã nhận hỗ trợ nhưng vi phạm cam kết theo quy định;

c) Thanh tra, kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, người làm công tác lao động - thương binh và xã hội cấp xã thực hiện chính sách hỗ trợ;

b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ.

9. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn: Lập, tổng hợp dự toán thực hiện chính sách hỗ trợ; hướng dẫn sử dụng, cấp phát, thanh toán, quyết toán, thu hồi kinh phí khi đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ vi phạm cam kết; xác minh các tiêu chí để hưởng chính sách hỗ trợ; tổ chức cấp phát chính sách hỗ trợ; báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ; tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ; quản lý, theo dõi đối tượng nhận hỗ trợ trong việc thực hiện cam kết không sinh thêm con trái chính sách dân số hoặc vi phạm chính sách hỗ trợ một lần.

10. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình

a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ;

b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ;

c)Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chính phủ hằng năm về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách hỗ trợ trong phạm vi cả nước;

d) Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư này.

11. Ban Dân tộc hoặc cơ quan được giao chức năng thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn có trách nhiệm:

a) Phối hợp với ngành Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính ở địa phương hướng dẫn, thực hiện chính sách hỗ trợ;

b) Phối hợp thanh tra, kiểm traviệc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ.

Thúy/ Thắm/ Thế Ân/ Dũng/ Trung Đoàn

Cùng chuyên mục

Lồng ghép các yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển là yêu cầu khách quan

Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số...

Thực hiện phá thai an toàn, giảm tác động gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng của người được phá thai

Phá thai không an toàn, phá thai trái phép gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của...

Cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội, chung tay giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Nhiều năm qua, Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề - lựa chọn giới tính thai nhi. Lựa chọn giới tính...

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên

Từ năm 2006 đến nay, SRB của Việt Nam bắt đầu có xu hướng tăng đáng kể và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại....